Úc quyết định tiếp tục hợp đồng thuê cảng Darwin 99 năm với Trung Quốc

Úc quyết định tiếp tục hợp đồng thuê cảng Darwin 99 năm với Trung Quốc

Thứ 7, 21/10/2023 | 10:19
0
Cảng Darwin có tầm quan trọng chiến lược là nơi Thủy quân Lục chiến Mỹ luân chuyển hàng năm như một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Washington.

Chính phủ liên bang Úc (Australia) đã quyết định không hủy hợp đồng thuê 99 năm của một công ty Trung Quốc đối với Cảng Darwin có tầm quan trọng chiến lược, bất chấp lo ngại của Washington về nguy cơ các lực lượng Mỹ và Australia đóng quân gần đó bị do thám.

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc đánh giá về hợp đồng thuê cảng giữa chính quyền Lãnh thổ Bắc Úc và Landbridge Industry Australia, một công ty con của Tập đoàn Shandong Landbridge có trụ sở tại Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, trong một thỏa thuận trị giá 506 triệu đô Úc (390 triệu USD) vào năm 2015.

Văn phòng Thủ tướng và Nội các Úc hôm 20/10 cho biết, cuộc đánh giá cho thấy các biện pháp giám sát và quản lý hiện tại là đủ để quản lý rủi ro đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng như Cảng Darwin.

“Người Úc có thể tin tưởng rằng sự an toàn của họ sẽ không bị xâm phạm, đồng thời đảm bảo rằng Úc vẫn là điểm đến cạnh tranh cho đầu tư nước ngoài”, Văn phòng Thủ tướng và Nội các Úc cho biết trong một tuyên bố.

Quyết định được đưa ra trước khi Thủ tướng Úc Anthony Albanese bay đến Washington, D.C. vào tuần tới để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Albanese cũng có kế hoạch sớm trở thành Thủ tướng Úc đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau 7 năm.

Landbridge cho biết trong một tuyên bố rằng họ hy vọng quyết định trên sẽ chấm dứt những lo ngại về an ninh.

Nhưng ông Neil James, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Quốc phòng Úc – một tổ chức nghiên cứu, cho biết cách duy nhất để tránh rủi ro là ngay từ đầu không có hợp đồng thuê và nếu đã nhỡ cho thuê rồi thì chính quyền nên “cắn răng hủy nó”.

Thế giới - Úc quyết định tiếp tục hợp đồng thuê cảng Darwin 99 năm với Trung Quốc

Một máy bay ném bom của Không quân Mỹ hạ cánh xuống căn cứ ở Darwin, Bắc Úc, vào năm 2018. Ảnh: Sydney Morning Herald

Vào thời điểm cách đây 8 năm, theo chính quyền địa phương, Landbridge đã trả giá cao hơn 32 nhà đầu tư tư nhân tiềm năng khác cho cơ sở hạ tầng cảng cũ kỹ ở miền Bắc Úc, nơi 3 năm trước đó Thủy quân Lục chiến Mỹ bắt đầu luân chuyển hàng năm như một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Washington.

Một tháng sau khi thỏa thuận được công bố, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã chỉ trích Thủ tướng Úc khi đó là ông Malcolm Turnbull trong một cuộc gặp ở Philippines về việc thiếu tham vấn với Mỹ.

Ông Obama nói với ông Turnbull rằng lẽ ra Washington phải được “cảnh báo trước về những vấn đề như thế này” và yêu cầu lần sau chớ có lặp lại như vậy, tờ The Australian Financial Review đưa tin.

Ông Turnbull nói với các phóng viên rằng việc tư nhân hóa cảng không phải là bí mật. “Việc các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Úc cũng không phải là điều gì bí mật”, ông cho biết.

“Và theo luật của chúng tôi, Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ liên bang có thể can thiệp và kiểm soát cơ sở hạ tầng như thế này trong những trường hợp được coi là cần thiết cho mục đích phòng thủ”, ông Turnbull bổ sung.

Bộ Quốc phòng Úc và Cơ quan Tình báo An ninh Úc kể từ đó đã công khai ủng hộ hợp đồng được ký kết vào năm 2015, tức 1 năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Úc trong thời điểm quan hệ song phương đang ở giai đoạn cao trào.

Mối quan hệ Trung-Úc đã giảm mạnh kể từ đó, mặc dù đã có dấu hiệu ổn định kể từ cuộc bầu cử Chính phủ Úc hiện tại.

Một ủy ban của Quốc hội Úc đã khuyến nghị vào năm 2021 rằng chính phủ khi đó nên xem xét khôi phục quyền kiểm soát cảng của Úc nếu hợp đồng thuê trái với lợi ích quốc gia. Chính phủ Úc phản ứng bằng cách tổ chức cuộc đánh giá nói trên và không tìm thấy căn cứ nào để chấm dứt hợp đồng thuê.

Nhưng Ủy ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài – cơ quan quản lý liên bang về quyền sở hữu nước ngoài, đã giành được quyền hạn mới để ngăn chặn các giao dịch tương tự trong tương lai.

Minh Đức (Theo The Independent, Al Jazeera)

Australia mua tên lửa Tomahawk từ Mỹ nhằm củng cố khả năng tấn công tầm xa

Thứ 2, 21/08/2023 | 15:36
Bên cạnh các tên lửa Tomahawk, Australia sẽ đầu tư 431 triệu AUD nhằm mua hơn 60 tên lửa dẫn đường dò bức xạ tiên tiến từ Mỹ.

Báo Trung Quốc nêu quan điểm về thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân mới giữa Mỹ, Anh và Úc

Thứ 4, 15/03/2023 | 20:23
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Úc hôm 12/3 đã công bố chi tiết kế hoạch trong chương trình tàu ngầm hạt nhân. Động thái được các chuyên gia Trung Quốc nhận định là nỗ lực bao vây dưới biển của Mỹ và đồng minh nhằm đối phó Bắc Kinh, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.

Úc không sẵn lòng đàm phán về đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc

Thứ 7, 18/09/2021 | 17:06
Úc và các nước thành viên khác đều rất thận trọng trước đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc, tờ SCMP đưa tin.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.