Có những thứ nguy hiểm hơn dịch bệnh SARS-CoV 2

Hà Nội thêm người dương tính với SARS-CoV 2, bà con tranh thủ đi chợ khuân đồ như ngày tận thế.

Quả thực SARS-CoV 2 nguy hiểm thật, tốc độ lây lan nhanh và chưa có vaccine phòng ngừa căn bệnh. Lo lắng âu cũng là lẽ thường nhưng chẳng có điều gì “quá” mà lại tốt cả!

Khi biết tin Hà Nội thêm người dương tính, cả tuyến phố dài 500m bị phong toả và được phun hoá chất diệt khuẩn, cả nhà tôi hoang mang.

Cô dì chú bác lôi từ trong kho những cái làn chuyên để mổ lợn, thì thào với nhau về câu chuyện tích trữ đồ ăn.

Nào mì tôm, giấy ăn, mắm muối tương cà, ngay cả rau cũng khuân khuân vác vác đầy một ôm. Thiết nghĩ một lần đi chợ còn hơn tôi chuẩn bị cỗ giỗ 20 mâm!

Dì tôi khuân mì tôm, cả chục tập giấy vệ sinh mà tôi tính nếu kéo ra chắc phải kết thành cầu xây lên Mặt Trăng. Nhìn dì tôi ngao ngán, phận làm cháu chỉ bảo: “Dì ơi dì mua thế hết hạn rồi lại ăn mì cũ, tận thế đâu mà dì mua tận 20 thùng mì tôm”.

Đáp lại tôi dì nói “Sợ lắm, sợ lắm” rồi hối hả vợt tiếp mì chính và muối.

Các siêu thị nói với nhau rằng đồ ăn trên kệ đã giảm dần, nhiều mẹ bỉm sữa đi chợ mua thịt về nấu bột ăn dặm cho con đau đầu vì hết thịt hết rau.

Có chị hàng xóm sang hỏi tôi một chuyện tế nhị hết sức: “Cho chị vay cuộn giấy vệ sinh”.

Than ôi ở một thành phố văn minh, tình thắm đượm như Chocopie mà lại có những khoảnh khắc “lắng đọng” đến thế.

Tôi biết dịch bệnh đáng sợ nhưng đáng sợ hơn là sự lo lắng thái quá đến kém hiểu biết của nhiều người.

Chưa bàn đến việc tiêu tốn cả một đống tiền cho những tích trữ chưa hẳn là đã tốt, người dân đi mua hàng với tâm thế chất đầy nhà, ăn không hết, cho thì tiếc.

Thịt tươi sống để tủ lạnh cả tuần trời, mỗi ngày cắt một miếng, rau mua cả rổ - sợ SARS-CoV 2 ăn rau như sâu hay sao?

Mì tôm, đồ thô mua chất một núi, chưa hết dịch bệnh thì chỗ lương thực ấy cũng hết hạn sử dụng.

Ốm vì bệnh thì không có nhưng sau 2 tuần thì kiểu gì cũng được đến viện nội soi dạ dày vì ăn quá nhiều mì tôm!

Dịch SARS-CoV 2 nguy hiểm, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của bộ Y Tế, chúng ta chưa từng thua cuộc với chúng kể từ lúc bắt đầu cho đến thời điểm hiện tại.

Thật sự khuyên chân thành các bà, các mẹ, các dì, các chị hãy an nhiên như mọi ngày, hãy bình tâm và đi chợ như mọi ngày chứ đừng khổ sở khuân vác cả thùng hàng, cả rổ thịt.

Ngoài việc chúng ta trang bị các kiến thức phòng chống lây nhiễm cho mình và người xung quanh, tích cực các hoạt động giúp đỡ cộng đồng bằng những việc thiết thực, thì việc lạc quan vui sống cũng là một liều vaccine phòng dịch hiệu quả. Đừng sợ hãi, lo lắng thái quá. Hãy là người tiêu dùng sáng suốt trong mọi hoàn cảnh!

Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Giấy vệ sinh, bệnh vô cảm và cái giá của khủng hoảng niềm tin

Thứ 2, 09/03/2020 | 15:22
Số người mắc bệnh và chết vì Covid-19 là quá nhỏ để tác động đến kinh tế toàn cầu. Nhưng nỗi sợ hãi do nó gây ra lại đủ sức làm chao đảo thế giới. Đó chính là cái giá của khủng hoảng niềm tin khiến cho “bệnh” vô cảm đang lây lan nhanh hơn bệnh dịch.

Vụ cô gái mang Covid-19 về Hà Nội: Thói ích kỷ và sự khoan dung!

Chủ nhật, 08/03/2020 | 09:52
Thêm 5 ca dương tính với Covid-19 ngay giữa Thủ đô trong những ngày cuối cùng để Việt Nam đủ điều kiện công bố hết dịch, chẳng khác nào một “cú sốc” lớn đối với toàn dân tộc, nhưng cũng là bài học đương đầu với dịch: “Không thể thiếu sự tỉnh táo và cần gạt bỏ ngay thói ích kỷ cá nhân!”.

Bệnh nhân số 17 – cô là ai?

Thứ 7, 07/03/2020 | 15:12
Sau hàng tháng trời căng mình chống dịch, cả nước đang đếm ngược từng giờ để 7 ngày nữa công bố hết Covid-19, người dân yên tâm đi làm, trẻ con được đến trường, phụ nữ khắp nơi chờ được nhận hoa 8/3… Thế mà khuya ngày 6/3, cả hệ thống chính trị phải bật dậy trong đêm, toàn thủ đô mất ngủ vì sự bất cẩn của một cô gái…

Trốn cách ly, gieo rắc “án tử” Covid-19: Cần xử lý hình sự

Thứ 7, 07/03/2020 | 14:05
Cô gái quê Thủy Nguyên, Hải Phòng là bệnh nhân số 17 của dịch Covid-19 tại Việt Nam đã không chủ động khai báo với cơ quan chức năng dù đi qua cả 3 nước đang “nóng” về sự lây lan virus Corona là Anh, Pháp, Ý và có biểu hiện ho, mệt mỏi.