Vứt khẩu trang bừa bãi bị phạt 7 triệu đồng là nặng hay nhẹ?

Cần xử phạt hành vi xả thải khẩu trang tương đương với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí (còn nghiêm trọng hơn xả thải làm chết cá ở môi trường nước), thậm chí nghiêm trọng hơn, là làm ảnh hưởng đến chủ trương chính sách y tế của Nhà nước.

Những ngày này, trong khi tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế dường như đã giảm bớt, thì một hiện tượng nhức mắt đang xảy ra ở nhiều nơi, đó là khẩu trang bị vứt bừa bãi khắp nơi.

Trong điều kiện bình thường, những miếng vải nhỏ bằng bàn tay nói trên chỉ được coi là rác thải sinh hoạt và người xả rác cùng lắm chỉ bị phạt hành chính.

Nhưng từ chiều 14/2, hành vi này thậm chí sẽ bị phạt lên tới 7 triệu đồng.

Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công an; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý đối với hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định.

Theo đó, căn cứ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi xả rác thải không đúng nơi quy định (trong đó có khẩu trang y tế) sẽ bị phạt mức cao nhất lên tới 7 triệu đồng.

Theo tôi, mức phạt nói trên là quá nhẹ. Bởi vì trước tình trạng vứt bỏ khẩu trang y tế bừa bãi (sau khi có khuyến cáo sử dụng đồ dùng này để phòng ngừa virus Covid 19 thì lượng khẩu trang được đưa vào sử dụng tăng đột biến) không chỉ tạo gánh nặng cho môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trong khi đó, theo Bộ Y tế, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) trên thế giới đang có diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 14 giờ ngày 14/02/2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đã ghi nhận 64.439 ca mắc, trong đó tại Trung Quốc đại lục 63.852 ca. Tổng số trường hợp tử vong là 1.383.

Bởi vậy cần xử phạt hành vi xả thải khẩu trang tương đương với hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí (còn nghiêm trọng hơn xả thải làm chết cá ở môi trường nước), thậm chí nghiêm trọng hơn, là làm ảnh hưởng đến chủ trương chính sách y tế của Nhà nước.

Mong mọi người hãy cùng tuyên truyền nâng cao nhận thức để hành vi xấu xí này không còn diễn ra, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường, đe doạ sức khoẻ cộng đồng hiện nay.

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện nghiêm việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19

Thứ 6, 14/02/2020 | 20:53
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát đối với đối tượng cách ly bảo đảm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hà Nội tiếp tục cho học sinh nghỉ học thêm 1 tuần vì dịch Covid -19

Thứ 6, 14/02/2020 | 18:09
Thông tin từ sở GD&ĐT Hà Nội, UBND TP đã chính thức quyết định kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh đến hết ngày 23/2 để phòng chống dịch Covid -19.

Mạng sống hay kiến thức?

Thứ 6, 14/02/2020 | 14:22
Đây là câu hỏi đang khiến hàng triệu phụ huynh băn khoăn, trước thông tin nhiều tỉnh thành sẽ yêu cầu học sinh đi học trở lại vào tuần tới.