562.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ 1/7/2024 dùng từ nguồn nào?

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 23/10/2023 | 17:25
0
Chính phủ đề nghị tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu; giảm thuế VAT đến hết tháng 6/2024; thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Đảm bảo cải cách đồng bộ chính sách tiền lương

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều ngày 23/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm 2024 – 2026

Về dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2024 tăng khoảng 5% so với dự toán và ước thực hiện năm 2023. Tỉ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt 15,3% GDP.

Về bội chi ngân sách Nhà nước, bám sát mục tiêu Kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết của Quốc hội, dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2024 bằng khoảng 3,6% GDP. Đến cuối năm 2024, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ nằm trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Chính sách - 562.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ 1/7/2024 dùng từ nguồn nào?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.

Về khả năng bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương, ông Phớc cho hay, đến hết năm 2022, nếu tính cả nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn lại và nguồn bố trí từ tăng thu của ngân sách Trung ương các năm (bao gồm từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 đang trình các cấp) thì tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132.000 tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430.000 tỷ đồng. Tổng cộng là 562.000 tỷ đồng.

Với dự kiến thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2024, cùng với việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương và các nguồn của ngân sách địa phương, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương từ ngày 1/7/2024. 

Trong đó, trình Quốc hội cho phép sử dụng khoảng 19.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Tại Kỳ họp này, Chính phủ cũng trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung, số liệu cụ thể và kiến nghị đã nêu trong các báo cáo đầy đủ, trong đó, có một số nội dung, như: Tiếp tục thực hiện mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như Nghị quyết số 30 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng như Nghị quyết số 101 của Quốc hội trong 6 tháng đầu năm 2024.

Chính sách - 562.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ 1/7/2024 dùng từ nguồn nào? (Hình 2).

Dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27.

Quyết định một số nội dung đã báo cáo, gồm: Tăng số bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương năm 2024; xử lý bù mặt bằng chi cân đối ngân sách địa phương; thu chuyển nguồn cải cách tiền lương năm trước của các địa phương còn dư sang bố trí dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2024 để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27; điều chỉnh phù hợp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Việc thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương.

Cho phép bố trí vào dự toán chi thường xuyên giao đầu năm cho các cơ quan, đơn vị đối với một số nhiệm vụ chi không giao tự chủ, các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên đã đầy đủ hồ sơ, thủ tục nhưng quy định pháp luật hiện hành chưa phân định rõ ràng giữa bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển hay từ nguồn kinh phí thường xuyên.

Chuyển nguồn sang năm sau phần kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội còn dư của các địa phương có kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội năm 2022, 2023 thấp hơn mức đã tính trong định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm tương ứng, để tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành, không được sử dụng cho mục đích khác.

Đảm bảo tăng thu ngân sách bền vững

Thẩm tra đề xuất của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với đề xuất về thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Chính sách - 562.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương từ 1/7/2024 dùng từ nguồn nào? (Hình 3).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện cải cách trong dài hạn, đề nghị Chính phủ đánh giá so sánh tổng thể các chính sách cải cách và cân đối nguồn lực trong các giai đoạn từ 2024 - 2030 đảm bảo khả thi và thực hiện lâu dài.

Ông Mạnh cho rằng, để đảm bảo thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cần đảm bảo tăng thu ngân sách bền vững, tránh bị động.

Đề nghị cần có chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, có chính sách động viên bổ sung nguồn thu trong giai đoạn tiếp theo; đồng bộ điều chỉnh mức lương cơ sở với đổi mới, sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gắn với vị trí việc làm.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận về tổng thu, tổng chi, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024, dự kiến cải cách tiền lương, các nguyên tắc, cơ cấu, phương án phân bổ chi thường xuyên, chi đầu tư ngân sách Trung ương, một số kiến nghị của Chính phủ, đánh giá việc xây dựng Kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm 2024 – 2026.

Áp lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 là rất lớn

Thứ 2, 23/10/2023 | 15:14
Theo Bộ trưởng KH&ĐT, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2021-2023 dự kiến có sự thay đổi tích cực hơn so với giai đoạn 2016 - 2018.

Thủ tướng: GDP năm 2023 tăng trên 5%, lạm phát khoảng 3,5-4%

Thứ 2, 23/10/2023 | 11:19
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2023, nhiều tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, dự báo GDP đạt khoảng 5% - thấp hơn mức chỉ tiêu Quốc hội giao.

ĐBQH: Lấy phiếu tín nhiệm để mỗi cán bộ “tự soi, tự sửa"

Thứ 3, 10/10/2023 | 15:17
ĐBQH Trương Xuân Cừ - Ủy viên Ủy ban Xã hội, đại biểu đoàn Hà Nội đã có những chia sẻ với Người Đưa Tin (NĐT) xoay quanh vấn đề lấy phiếu tín nhiệm.
Cùng tác giả

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.
Cùng chuyên mục

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
     
Nổi bật trong ngày

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.