Cân đối giữa hai hệ thống ngành giáo dục mới “bay cao”

Thứ 2, 20/11/2023 | 14:28
0
Theo TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Nhà nước phải kiên trì chủ trương xã hội hóa giáo dục để đảm bảo nhu cầu học tậ

Hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và đóng góp không nhỏ cho đảm bảo sự công bằng tiếp cận giáo dục bậc cao ở nước ta. Nhờ có các trường đại học tư mà các em học sinh được tiếp cận đào tạo đại học từ đó tham gia vào lực lượng lao động chấtcao sau khi ra trường.

Trước vai trò trên, TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng cần phải có những chính sách phù hợp đối với khu vực giáo dục đại học ngoài công lập nhất là các trường đại học phát triển không vì lợi nhuận.

Cánh tay nối dài của giáo dục công lập

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Lê Viết Khuyến đánh giá có một thực tế rất rõ ràng là ngay cả ở những nước giàu có, Nhà nước cũng không thể đầu tư tối đa vào giáo dục, ở mọi cấp độ, để thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân.

Do đó, cần có sự chia sẻ chi phí từ phía xã hội, kinh nghiệm thế giới cũng như thực tế Việt nam hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải kiên trì chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đối với giáo dục đại học, thông qua hai giải pháp tự chủ hóa tối đa về mặt tài chính đối với hệ thống trường công lập hiện tại và mở rộng quy mô hệ thống trường ngoài công lập.

“Trong điều kiện cụ thể nước ta, chúng ta nên có quan điểm xem giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập giống như hai chiếc cánh của hệ thống giáo dục quốc dân. Cả hai cánh đều phải khỏe, cân đối thì giáo dục Việt Nam mới có thể bay cao, bay xa”, ông Lê Viết Khuyến bày tỏ.

Giáo dục - Cân đối giữa hai hệ thống ngành giáo dục mới “bay cao”

TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Cùng với đó, khi ra đời các trường ngoài công lập, không chỉ mục đích xã hội hoá. Chuyên gia cho rằng thành lập các trường tư nhằm đối trọng về chất lượng đào tạo trong hệ thống và rõ ràng thấy được trong các bảng xếp hạng của thế giới trường tư thường xếp hạng cao hơn trường công.

TS.Lê Viết Khuyến nhận định: “Tuy nhiên, các chính sách ban hành nói chung còn thiếu, thậm chí còn mâu thuẫn. Để huy động được đông đảo người dân tham gia, người dân mong đợi một hệ thống chính sách đồng bộ, ổn định và minh bạch”.

Ví dụ ở đây là quan niệm trường dân lập đã bị thay đổi đến 3 lần (ở các Quyết định 196 của Bộ GD&ĐT, Quy chế 86 của Thủ tướng và ở Luật Giáo dục 2005). Tính chất sở hữu của trường dân lập khi thành lập được xác định theo văn bản này nhưng khi chuyển loại hình sau đó lại phải xác lập lại theo một văn bản khác.

Một ví dụ khác chuyên gia chỉ ra Nghị quyết 05 khẳng định Nhà nước chấp nhận cả 2 loại hình trường tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, trong đó khuyến khích trường không vì lợi nhuận.

“Nhưng, trong hơn 10 năm Nhà nước chỉ ban hành quy chế cho loại trường vì lợi nhuận, đến nỗi cho tới nay ở Việt Nam vẫn chưa hề có một trường tư thục không vì lợi nhuận đích thực nào. Ngoài ra các trường ngoài công lập cũng rất lo ngại về “chính sách mở trên khép dưới” dẫn tới kết cục là chỉ cần một câu trong văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là đã vô hiệu hoá hoàn toàn quyền tự chủ của các trường đã được định chế ở những văn bản cấp cao hơn”, ông Khuyến đánh giá.

Giải pháp cho vấn đề này, đại diện Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Để khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc phát triển giáo dục ngoài công lập, Nhà nước cần đưa ra những tiêu chí thực tế hơn, chí ít là cũng giống với các trường công lập mới được thành lập. Những tiêu chí đáng lẽ cần ưu tiên quan tâm ngay từ đầu  là chất lượng cao (thông qua kết quả giám sát, kiểm định) và sự minh bạch về tài chính”.

Đối với vấn đề đất đai, cơ sở hạ tầng và thuế, “đây là vấn đề khó nhưng để có sự tham gia tích cực của người dân (góp tiền bạc, của cải) thì Nhà nước cũng nên có phần góp của mình (dưới dạng cho mượn đất hoặc  cho thuê đất với giá ưu đãi) và giảm thuế cho các trường ngoài công lập. Nếu công việc này không thể thực hiện cho tất cả các trường ngoài công lập thì trước hết Nhà nước nên áp dụng ngay cho các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận”, ông Lê Viết Khuyến đưa ra giải pháp.

Tiến tới giáo dục không vì lợi nhuận

Chuyên ra cũng cho rằng cần làm rõ, hiểu đúng và đẩy mạnh phát triển hình thức đại học tự thục không vì lợi nhuận.

Theo đó, Điều lệ trường đại cần được điều chỉnh theo các định hướng cả hai loại hình trường đại học tư thục (vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận) đều do các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân (gọi tắt là các thành phần góp vốn) đứng tên xin thành lập, cùng góp vốn xây dựng cơ sở vật chất, đều được đảm bảo kinh phí hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Giáo dục - Cân đối giữa hai hệ thống ngành giáo dục mới “bay cao” (Hình 2).

Cần tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học (Ảnh: Trọng Tùng).

Ông Lê Viết Khuyến giải thích sự khác biệt giữa hai loại hình trường này, không phải chỉ ở chỗ nhà đầu tư được hưởng lợi tức nhiều hay ít như đã giải thích ở Luật Giáo dục Đại học mà chủ yếu ở “bản chất” sở hữu của nhà trường.

“Ở các trường tư thục vì lợi nhuận, sau khi thành lập trường, các cổ đông lớn trực tiếp nắm quyền quản trị trường; còn ở các trường tư thục không vì lợi nhuận các nhà góp vốn sau khi hoàn thành nghĩa vụ đứng tên thành lập và xây dựng cơ sở vật chất của trường, phải tự nguyện chấp nhận chuyển quyền quản trị của mình cho các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội”, ông Khuyến bày tỏ.

Hồng Bích

[E] Chuyện người mở đường “phi quốc lập”

Chủ nhật, 19/11/2023 | 12:05
Ông giáo xứ Nghệ - Nguyễn Xuân Khang quyết định mở trường tư, chiêu mộ những học sinh rồi trở thành người đặtviên gạch đầu tiên cho cách làm giáo dục kiểu mới.

Xã hội hoá giáo dục - nhiều vấn đề dang dở chưa thực hiện

Chủ nhật, 19/11/2023 | 08:45
Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, để xã hội chung tay phát triển giáo dục là điều cần thiết, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

[E] Kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến giáo dục

Thứ 7, 18/11/2023 | 14:17
Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho rằng, thực học thực làm sẽ là những yếu tố then chốt để thu hút học sinh quốc tế đến với Việt Nam.
Cùng tác giả

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Ngoài những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
Cùng chuyên mục

Cổng thông tin tuyển sinh lớp 10 có nhiều tính năng hỗ trợ lựa chọn

Chủ nhật, 28/04/2024 | 18:15
Cổng thông tin tuyển sinh vừa thành lập, sẽ giúp phụ huynh, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà vào trang web tìm kiếm thông tin về trường sẽ đăng ký học.

10/10 học sinh Việt Nam đoạt giải cao tại Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:56
Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn, sau đoàn Trung Quốc và Nga. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam dự Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...

Nắng nóng kéo dài đến bao giờ và khi nào có mưa?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:22
Nắng nóng kéo dài đến bao giờ là mối quan tâm của không ít người khi mà ngày hôm qua, nắng nóng đặc biệt gay gắt đã xảy ra trên hầu khắp các khu vực.

Bình Phước: CSGT phát nước miễn phí cho người dân về quê nghỉ lễ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:09
Người dân về quê nghỉ lễ được lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Phước hỗ trợ nước uống, khăn lạnh… miễn phí, giảm bớt cái nóng gay gắt trên hành trình.

Dịp nghỉ lễ 30/4, có nơi nắng nóng đỉnh điểm lên đến 45 độ C?

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:02
Dự báo trong 3 ngày 28/4, 29/4 và 30/4 sẽ diễn ra nắng nóng cực kỳ gay gắt trên phạm vi cả nước khi nhiệt độ trong lều khí tượng có thể ghi nhận mức 45 độ C.