Cho phép kéo dài giải ngân vốn "giảm nghèo bền vững" sang năm 2024

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 29/11/2023 | 10:08
0
Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn ngân sách sang đến năm 2024 để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm

Sáng 29/11, với 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 92,91%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kế thừa, phát huy những thành tựu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số của giai đoạn trước; đến nay công tác tổ chức thực hiện các Chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý trong các Nghị quyết của Quốc hội;

Kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm, đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tín dụng chính sách xã hội phát huy hiệu quả; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Chính sách - Cho phép kéo dài giải ngân vốn 'giảm nghèo bền vững' sang năm 2024

Các đại biểu tại phiên họp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Quốc hội đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia còn một số tồn tại, hạn chế.

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương còn chậm, số lượng văn bản ban hành nhiều, một số nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện; việc giải quyết một số kiến nghị, vướng mắc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Cơ chế phối hợp Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp chưa chặt chẽ; mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc ở địa phương chưa thực sự hiệu quả. Một số cơ chế đặc thù chậm được ban hành hoặc chưa cụ thể hóa đầy đủ các yếu tố đặc thù dẫn đến vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, phân bổ vốn chưa sát thực tế ở nhiều địa phương. Phân bổ vốn trung hạn, giao vốn ngân sách Trung ương năm 2022 chậm, đặc biệt giao vốn sự nghiệp còn bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn rất chậm, phải chuyển nguồn, kéo dài, nhất là vốn sự nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai chậm, còn lúng túng; có một số chính sách, dự án chưa sát với thực tế nên chưa phát huy được hiệu quả, đời sống đồng bào chậm được cải thiện.

Còn tình trạng cát cứ, phân tán, manh mún trong tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền, cơ chế đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả; thu hút nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế.

Nguyên nhân khách quan của những tồn tại, hạn chế là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hậu quả kéo dài; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nguyên nhân chủ quan là do các Chương trình còn dàn trải, manh mún, chia cắt, chưa có cơ chế rõ ràng về phân cấp, phân quyền; chưa có cơ chế đặc thù để xử lý các nội dung vướng mắc, khó, nhạy cảm; công tác phối hợp của một số Bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm đã làm chậm tiến độ triển khai, giảm hiệu quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia…

Kéo dài giải ngân sang năm 2024

Nghị quyết cũng nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, như cho phép số vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương xây dựng dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Trong đó, có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện quyết định danh mục, cơ cấu, phân bổ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, xử lý một số kiến nghị của địa phương liên quan đến việc thực hiện kết luận kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm túc các đề xuất, kiến nghị, khắc phục tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo của đoàn giám sát.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các quy định, cơ chế, chính sách về nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp, nhất là các quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, giảm thủ tục hành chính... để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tập trung giải quyết có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của người dân về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giải quyết những bất cập của Quyết định 861 đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Chính sách - Cho phép kéo dài giải ngân vốn 'giảm nghèo bền vững' sang năm 2024 (Hình 2).

Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Bên cạnh đó tiếp tục đổi mới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; có cơ chế, chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đánh giá mô hình Ban Chỉ đạo, cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp, làm rõ vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, cơ quan chủ Chương trình, người đứng đầu các bộ, ngành liên quan, địa phương và các cơ quan tổ chức khác đối với những tồn tại, hạn chế do chủ quan, xem xét, xử lý theo quy định.

Đối với chính quyền địa phương thì UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện, tiến độ, hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Có biện pháp quyết liệt thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn địa phương đã được phân bổ; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như với các chương trình, dự án khác; có cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thúc đẩy việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình…

Hằng năm, Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Quốc hội yêu cầu.

Việt Nam chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 09:08
Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu được Quốc hội thông qua sáng 29/11 với tỉ lệ 93,52%.

Thông qua Luật Kinh doanh bất động sản, mức đặt cọc nhà ở không quá 5% giá bán

Thứ 3, 28/11/2023 | 09:05
Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Thứ 2, 27/11/2023 | 14:42
Chiều 27/11, với 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 94,74%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Cùng tác giả

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:37
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, phấn đấu đến năm 2035, việc hoàn thành được các mục tiêu trong chương trình sẽ góp phần phát triển văn hóa.

Những vụ cháy xảy ra ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh là bài học đắt giá

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:32
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh tình hình cháy, nổ, tai nạn vẫn xảy ra thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Đối tượng triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bao gồm cán bộ y tế, người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào, phụ nữ có thai.

Triển khai cấp tên định danh chặn tin nhắn, cuộc gọi rác

Thứ 2, 13/05/2024 | 21:39
Từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.

Hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Chủ trương đưa doanh nghiệp công nghệ số ra nước ngoài đã mở ra không gian mới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu.
Cùng chuyên mục

Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:55
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Bao nhiêu tuổi được mở thẻ ngân hàng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:17
Thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán được cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Vậy độ tuổi được làm thẻ ngân hàng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu vi phạm Luật Cạnh tranh?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:06
Góp ý tại Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số quy định trong dự thảo còn chồng chéo, có dấu hiệu vi phạm luật khác.

Rút bảo hiểm xã hội một lần được tối thiểu bao nhiêu tiền?

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:04
Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm trong năm 2024. Vậy số tiền tối thiểu mà một người nhận được là bao nhiêu?

Xóa nốt ruồi trên mặt, có phải làm lại căn cước công dân?

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:50
Trước nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, không ít người đã tẩy nốt ruồi, xóa sẹo… trên mặt. Vậy những trường hợp này có bắt buộc phải làm lại CCCD?
     
Nổi bật trong ngày

Bao nhiêu tuổi được mở thẻ ngân hàng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:17
Thẻ ngân hàng là thẻ thanh toán được cấp bởi các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng. Vậy độ tuổi được làm thẻ ngân hàng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu vi phạm Luật Cạnh tranh?

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:06
Góp ý tại Dự thảo Nghị định về Kinh doanh xăng dầu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, một số quy định trong dự thảo còn chồng chéo, có dấu hiệu vi phạm luật khác.

Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:55
Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Xóa nốt ruồi trên mặt, có phải làm lại căn cước công dân?

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:50
Trước nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, không ít người đã tẩy nốt ruồi, xóa sẹo… trên mặt. Vậy những trường hợp này có bắt buộc phải làm lại CCCD?

Rút bảo hiểm xã hội một lần được tối thiểu bao nhiêu tiền?

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:04
Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm trong năm 2024. Vậy số tiền tối thiểu mà một người nhận được là bao nhiêu?