Đô thị Thanh Hóa sẽ có gì vào năm 2040?

Đô thị Thanh Hóa sẽ có gì vào năm 2040?

Nguyễn Hữu Phương
Thứ 5, 11/01/2024 | 21:42
0
Đô thị Thanh Hóa được quy hoạch sẽ trở thành đô thị hiện đại, văn minh, bền vững... vào năm 2040.

Huy động gần 160.000 tỷ đồng xây dựng đô thị Thanh Hóa

Ngày 8/1/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định 106/QD-UBND về việc, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa (bao gồm thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn), tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. 

Quan điểm, Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị được duyệt. Trong đó, huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị Thanh Hóa theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững... đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu, tới năm 2040, đô thị Thanh Hóa đạt chuẩn tiêu chuẩn đô thị loại I, với các tiêu chuẩn phù hợp như: diện tích đô thị, cơ cấu kinh tế, mật độ dân số, cảnh quan đô thị, ứng dụng khoa học công nghệ...

Trong đó, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu được xác định cho từng giai đoạn hàng năm, 5 năm, phù hợp quy hoạch chung đô thị và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa được xây dựng trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và toàn bộ diện huyện Đông Sơn. Theo đó, trước năm 2025, thực hiện sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa.

Đến năm 2025, khu vực nội thành đô thị Thanh Hóa sẽ gồm 37 phường, khu vực ngoại thành gồm 11 xã. Đến năm 2030 và giai đoạn 2040 tiếp tục triển khai xây dựng mở rộng khu vực nội thành, triển khai rà soát, đánh giá các khu vực có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thành lập phường thuộc thành phố.

Chính sách - Đô thị Thanh Hóa sẽ có gì vào năm 2040?

Đô thị Thanh Hóa được hình thành trên cơ sở địa giới hành chính của thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn sau sáp nhập. 

Về cơ sở hạ tằng, tập trung đầu tư phát triển các dự án trọng điểm ưu tiên, đi cùng với kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị gồm: đường vành đai 2,5 phía Tây, huyện Đông Sơn dài 21km; đường giao thông từ xã Đông Ninh huyện Đông Sơn đi xã Thiệu Trung huyện Thiệu Hóa dài khoảng 4,1km; đường từ xã Đông Nam đến đường vành đai phía Tây tại xã Đông Quang dài khoảng 4,1km; Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2 dài khoảng 15,5km; đại lộ Bắc Sông Mã từ QL1A đến đường bộ ven biển dài 14km; xây dựng mới khoảng 105,67km đường chính trên địa bàn toàn đô thị theo quy hoạch chung đô thị được phê duyệt... Đồng thời, xây dựng công viên văn hóa Xứ Thanh diện tích 31,5ha; xây dựng công viên phía Đông Nam thành phố diện tích 70ha.

Chương trình cũng đề ra mục tiêu quy hoạch chi tiết định hướng một số khu vực đô thị, khu chức năng đô thị, khu đô thị mới theo hướng đô thị xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh. Ưu tiên huy động, thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư triển khai thực hiện hiệu quả từng bước quy hoạch các dự án khu đô thị, khu chức năng đô thị theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh, triển khai thiết kế và xây dựng công trình theo tiêu chí công trình xanh.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững với tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp; cơ bản hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo kết nối thuận tiện với các vùng, lãnh thổ trong cả nước và quốc tế; phát triển toàn diện kinh tế - xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, bền vững về môi trường sinh thái; quốc phòng an ninh được bảo đảm. Đưa đô thị Thanh Hóa thành thành phố đáng sống.

Về cơ cấu kinh tế, thực hiện chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ hiện đại, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn cùng với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ với các ngành lĩnh vực dịch vụ tạo ra nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt là khu vực dịch vụ thương mại và du lịch. Mở rộng, phát triển các loại hình công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tạo ra giá trị lớn. Hoàn thiện khu Trung tâm tiếp vận, kho tàng, bến bãi (Logistic), đô thị nhà ở xã hội phục vụ công nhân.

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa khoảng 158.831,57 tỷ đồng. Trong đó, từ nay đến năm 2025 là 40.892,57 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2026 - 2030 là 51.636,5 tỷ đồng; giai đoạn từ năm 2031 - 2040 là 66.302,5 tỷ đồng.

Đầu tư phát triển hình thành 12 khu vực đô thị với chức năng, thế mạnh riêng

Đáng chú ý, Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa đã đề ra các chương trình, kế hoạch phát triển cụ thể, trong đó, xác định hình thành phát triển các khu vực đô thị cụ thể, phù hợp theo quy hoạch chung được phê duyệt.

Cụ thể, khu vực 1, có diện tích 1.035ha, gồm các phường: Đông Thọ, Điện Biên, Trường Thi, Lam Sơn, Ba Đình, Ngọc Trạo, Tân Sơn, một phần phường Đông Vệ (phía Bắc sông Nhà Lê). Với chức năng là lõi trung tâm thành phố hiện hữu gắn với trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa hiện nay của tỉnh.

Khu vực 2, có diện tích 1.275ha, gồm các phường: Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Hải. Với chức năng là khu vực đô thị mới phía Đông lõi trung tâm hiện hữu, gắn với trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, thể thao và dịch vụ thương mại của thành phố. Hình thành khu vực hấp dẫn gồm các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các khu đô thị mới chất lượng cao dọc Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng, Nam sông Mã gắn với cảnh quan ven sông Mã.

Khu vực 3, có diện tích 1.427ha, gồm các phường: Đông Sơn, Quảng Thịnh, một phần phường Đông Vệ (phía Nam sông Nhà Lê), một phần phường Quảng Thành(phía Tây đại lộ Hùng Vương). Với chức năng là khu vực đô thị đang phát triển phía Đông Nam lõi trung tâm hiện hữu gắn với trung tâm y tế, giáo dục hiện có của tỉnh.

Chính sách - Đô thị Thanh Hóa sẽ có gì vào năm 2040? (Hình 2).

Tại đô thị Thanh Hóa sẽ phát triển, hình thành 12 khu vực đô thị với các chức năng, thế mạnh riêng. (Ảnh: Công viên Hội An tại Tp.Thanh Hóa). 

Hình thành không gian trung tâm mới phía Nam kết hợp cải tạo chỉnh trang dân cư hiện có và các không gian hỗn hợp với các hạt nhân là các trường đại học, bệnh viện hiện có; các công trình dịch vụ hai bên Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Quang Trung, đường CSEPD, đại lộ Hùng Vương.

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Thanh Hóa, quảng trường Lam Sơn - nơi thường diễn ra các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội, triển lãm, hội chợ lớn của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, đây còn là điểm vui chơi giải trí của người dân và du khách.

Khu vực 4, có diện tích 1.633ha, gồm các phường: An Hưng, Quảng Thắng, Đông Tân, Phú Sơn. Với chức năng là khu dân cư và vùng cảnh quan phía Tây Nam lõi trung tâm hiện hữu. Tổ chức không gian khu ở sinh thái giữa vùng cảnh quan được tạo bởi cụm núi Mật Sơn, Núi Nhồi, Núi Vức và sông Nhà Lê.

Hoàn nguyên môi trường khu vực mỏ đá sau khai thác thành các khu cây xanh, dịch vụ, vui chơi giải trí và du lịch gắn với Khu Di tích danh thắng Núi Nhồi và hệ thống sông Nhà Lê, kênh Bắc.

Khu vực 5, có diện tích 1.959ha, gồm các phường: Hàm Rồng, Đông Cương, Đông Lĩnh. Chức năng: Là khu vực bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên, phát triển đô thị mật độ thấp gắn với du lịch sinh thái, dulịch cộng đồng, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao. Tổ chức không gian du lịch với hạt nhân là Khu di tích danh thắng Hàm Rồng và khu hỗ trợ gồm trung tâm nghiên cứu, giới thiệu và trưng bày khảo cổ, khu khách sạn, nhà hàng tại phường Đông Cương.

Khu vực 6, có diện tích 1.473ha, gồm các phường: Thiệu Dương, Thiệu Khánh, xã Thiệu Vân. Với chức năng là khu vực đô thị sinh thái ven sông Mã nằm giữa núi Đọ và núi Hàm Rồng. Bố trí các khu nhà ở dạng sinh thái kết hợp với các làng xóm ven đê khu vực Thiệu Dương, Thiệu Khánh và dọc kênh tiêu Vân Khánh. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di chỉ khảo cổ núi Đọ, di tích đền thờ Dương Đình Nghệ, Chùa Vồm và các công trình văn hóa, tín ngưỡng trong khu vực.

Duy trì cảnh quan ven sông Mã và cảnh quan nông nghiệp của khu vực và hình thành các công viên ven sông Mã với các chủ đề về vườn thực cảnh, khảo cổ và danh nhân văn hóa lịch sử.

Khu vực 7, có diện tích 2.237ha, gồm các phường: Tào Xuyên, Long Anh và các xã Hoằng Quang, Hoằng Đại. Chức năng: Là khu vực phát triển đô thị mới, xanh, thông minh, hiện đại gắn với dịch vụ thương mại cấp đô thị và là khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ theo hướng đô thị thông minh tại cửa ngõ phía Đông Bắc. Tổ chức trục cảnh quan Bắc sông Mã, tạo lập hình ảnh đô thị sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên ven bờ sông Mã với điểm nhấn tại khu vực cửa ngõ phía Bắc cầu Nguyệt Viên.

Chính sách - Đô thị Thanh Hóa sẽ có gì vào năm 2040? (Hình 3).

Trụ sở UBND Tp.Thanh Hóa.

Khu vực 8, có diện tích 3.338ha, gồm các phường: Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Đông, Quảng Cát và một phần phường Quảng Thành (phía Đông đại lộ Hùng Vương). Với chức năng là khu vực phát triển đô thị mới về phía Đông Nam kết nối với thành phố Sầm Sơn. Phát triển các công trình dịch vụ thương mại cấp đô thị dọc QL47, đại lộ Nam sông Mã, đại lộ Hùng Vương, đại lộ Võ Nguyên Giáp và các tuyến Vành đai số 2 phía Đông, đường Quốc lộ 10; Khu cảng Lễ Môn và bến thủy tổng hợp Quảng Hưng; Phát triển dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ kỹ thuật...

Khu vực 9, có diện tích 1.693ha, gồm: thị trấn huyện lỵ Đông Sơn và xã Đông Tiến, Đông Thanh. Với chức năng là khu vực đô thị mở rộng gắn với thị trấn Rừng Thông hiện nay. Cải tạo chỉnh trang dân cư hiện có và phát triển dân cư mới kết hợp với các công trình hỗn hợp dịch vụ tại các khu vực 2 bên QL45, QL47. Bảo vệ cảnh quan sinh thái, bảo tồn và khai thác di tích thắng cảnh Rừng Thông.

Khu vực 10, có diện tích 2.419ha, gồm các xã: Đông Khê, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Hoàng, Đông Hòa. Với chức năng là phát triển đô thị sinh thái gắn với dịch vụ vận tải đầu mối, kho tàng xung quanh nút giao Đông Xuân; phát triển vùng sinh thái và du lịch trải nghiệm nông nghiệp phía Tây huyện Đông Sơn.

Khu vực 11, có diện tích 2.214ha, gồm các xã: Đông Thịnh, Đông Yên, Đông Văn, Đông Phú. Với chức năng là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ phía Tây thành phố Thanh Hóa. Bố trí khu đô thị dịch vụ thương mại, nhà ở và khu công nghiệp phía Tây gắn với trục phát triển từ thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân.

Khu vực 12, có diện tích 2.118ha, gồm các xã: Đông Nam, Đông Quang, Đông Vinh. Với chức năng là khu vực đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Tổ chức các khu đô thị sinh thái kết hợp trang trại hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đô thị du lịch nghỉ dưỡng gắn với khu di tích lịch sử Hoàng Nghiêu; bố trí quỹ đất dự trữ để xây dựng Khu đô thị dịch vụ y tế chất lượng cao. Tổ chức bảo vệ môi trường và khai thác cảnh quan dọc sông Mơ, sông Nhà Lê, kênh Trường Tuế và các kênh tưới, tiêu lớn trong khu vực; bố trí các hồ chứa nước và các vùng giữ nước để tránh ngập úng trong quá trình đô thị hóa.

Thanh Hóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững

Thứ 2, 11/12/2023 | 19:59
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020-2025, kinh tế Thanh Hóa có sự chuyển dịch tích cực cả về quy mô và cơ cấu.

Thanh Hóa: Dự báo nhiều thành tựu trong bức tranh kinh tế năm 2023

Thứ 6, 24/11/2023 | 14:00
Năm 2023, kinh tế Thanh Hóa dự kiến ghi nhận nhiều kết quả khả quan và có sự chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững.

Thanh Hóa: Bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm và những con số

Thứ 4, 25/10/2023 | 10:00
Năm 2023, Thanh Hóa gần như sẽ rời nhóm tỉnh, thành thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng. Tuy vậy, hoạt động kinh tế xã hội vẫn phát triển ổn định theo hướng bền vững.

Thanh Hóa: Bức tranh đa sắc về kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm

Chủ nhật, 15/10/2023 | 14:00
9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận thu ngân sách giảm mạnh, tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội cơ bản phát triển ổn định, hoàn thành các kế hoạch đề ra.

Hoa hậu Đỗ Thị Hà tham dự Hội nghị xúc tiến du lịch Thanh – Nghệ - Tĩnh

Thứ 4, 01/03/2023 | 10:42
“Ba địa phương – Một điểm đến – Nhiều trải nghiệm” là chủ đề của Hội nghị xúc tiến du lịch Thanh Hóa  - Nghệ An – Hà Tĩnh năm 2023 được tổ chức tại Thanh Hóa.
Cùng tác giả

Thanh Hóa: Thu ngân sách 4 tháng bằng nửa năm dự toán

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:25
Chỉ sau 4 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 18.200 tỷ đồng, tương đương 51% dự toán thu ngân sách của địa phương này trong năm 2024.

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Thanh Hóa: Dồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:00
Những năm qua, Thanh Hóa chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.

Cổ phiếu Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:00
Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn (Mã: AAT) vào diện cảnh báo.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có bị thu thêm tiền?

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:51
Theo quy định, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.