Tết có nhất thiết phải cười không?

Tết có nhất thiết phải cười không?

Hoài Nam
Thứ 7, 03/02/2024 | 09:44
48
Năm cũ sắp qua, năm mới đang đến, rất nhiều người trong số chúng ta thực sự muốn và cần được chìm trong những gì là sâu lắng da diết, trong niềm hoài nhớ về những người thân đã mất, những điều đã qua, cả những điều bị bỏ lỡ trong quá khứ.

Từ nhiều năm nay, ngày 30 tháng Chạp (âm lịch), cứ từ chiều cho đến nửa đêm là Đài truyền hình Việt Nam lại gộp tất cả các kênh phát sóng của mình thành một kênh sóng chung, phát các chương trình đặc sắc, đặc biệt để phục vụ đồng bào cả nước đón năm mới. Trong số các chương trình ấy thế nào cũng có chương trình “Gặp nhau cuối năm”, kéo dài trên dưới hai tiếng đồng hồ, mà theo quảng cáo của nhà Đài và nhiều cơ quan báo chí truyền thông, “đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu với khán giả của truyền hình Việt Nam trong đêm giao thừa”.

Gặp nhau cuối năm” là một chương trình hài, với kịch bản được điều chỉnh hàng năm, nhưng chủ yếu vẫn dựa trên tích truyện dân gian, rằng vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm, ông Táo – vị thần coi việc bếp núc trong mỗi gia đình – sẽ cưỡi cá chép về trời đặng thưa lại với Ngọc hoàng Thượng đế về các việc đã xảy ra dưới trần gian trong suốt năm qua. Vậy là, căn cứ theo các lĩnh vực hoạt động xã hội, các ông/ bà Táo: kinh tế, giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế... sẽ lũ lượt lên thiên đình, chạm mặt lẫn nhau, chạm mặt Nam Tào, Bắc Đẩu – được hình dung như những công chức đầy quan trọng của cái triều đình trên trời kia – cuối cùng là yết kiến Ngọc hoàng. Và từ đây, những yếu tố châm biếm, hài hước theo cách “nói xéo”, chỉ trích những vấn đề thuộc về các vấn nạn của đời sống chính trị xã hội hiện thực được bung ra, qua diễn xuất của các diễn viên hài, khiến khán giả thấy buồn cười, và trên thực tế là nhiều người đã được cười một cách vô cùng sảng khoái.

Tuy nhiên không phải ai cũng thích thú với điều này. Vài năm trở lại đây đã có những tiếng nói phản đối, ỉ ôi, rằng “Gặp nhau cuối năm” mỗi năm mỗi nhạt, toàn những gương mặt cũ, những mảng miếng chọc cười cũ. Cho nên, chương trình “Gặp nhau cuối năm”, qua cách các ông/ bà Táo tung hứng nhau để cấu véo các bộ, ngành hoặc quan chức, rồi cuối cùng Ngọc hoàng phán xử theo kiểu xoa đầu mắng mỏ, dạy dỗ đôi câu, và... hòa cả làng, thì thật ra cũng chẳng ích gì, chẳng để làm gì cả, bỏ đi cũng được rồi.

Tôi thì cho rằng cười được/ được cười thì cũng tốt, kể cả cười một cách “không tải”, cười chỉ đơn thuần để giải trí vui vẻ. Nhưng quan trọng hóa, biến cái sự cười ấy đến mức thành “món ăn không thể thiếu trong chương trình truyền hình phục vụ đồng bào cả nước tối giao thừa”, thì không đúng.

Bởi vì, như tôi nghĩ, ở cái thời điểm chuyển giao năm cũ/ năm mới, đời sống tình cảm, cảm xúc của người Việt Nam nói chung đa dạng phức tạp hơn thế rất nhiều lần, không chỉ cười là đủ. Năm cũ sắp qua, năm mới đang đến, rất nhiều người trong số chúng ta thực sự muốn và cần được chìm trong những gì là sâu lắng da diết, trong niềm hoài nhớ về những người thân đã mất, những điều đã qua, cả những điều bị bỏ lỡ trong quá khứ. Những điều ấy có thể vui hoặc buồn, nhưng một đi là không trở lại, và chính ký ức về chúng mới thực sự là tài sản tinh thần vô giá của chúng ta.

Đa chiều - Tết có nhất thiết phải cười không?

Tôi chợt nhớ đến bài thơ “Lá rụng về cội” mà nhà thơ “chính ủy” Chính Hữu làm vào một chiều cuối năm:

     “Ngày tôi còn nhỏ, mẹ tôi hay nói

     Lá rụng về cội

     Những chiều cuối năm

     Một vùng ngoại ô, ấm mùi hương trầm

     Mẹ tôi dắt tôi về thăm bà ngoại

     Đi vào cái ngõ tre một thời con gái

     Bà ngoại tôi bây giờ, một con đường nhỏ ngoại ô

     Quạnh quẽ

     Dẫn đến một nghĩa trang đơn sơ

     Một mảnh của tuổi thơ tôi ra đi lặng lẽ

     Mẹ tôi, chị tôi và em gái tôi, tiếp theo nhau đã trở thành bà ngoại

     Tôi yêu một cách đau đớn cái vùng ngoại ô cuối năm

     Cái mùi hương trầm ở quê tôi, ngàn đời, mãi mãi

     Có tiếng thì thầm

     Của những chiếc lá, tiếp theo nhau, đang rụng về cội...

Bài thơ buồn chiều cuối năm, nhưng là một nỗi buồn rất nhân văn, đậm chất người. Một nỗi buồn có sức mạnh thanh tẩy tâm hồn (tôi chú ý: tâm hồn người Việt Nam). Hãy làm thế nào đó để có những chương trình truyền hình đêm giao thừa mang được sức mạnh thanh tẩy tâm hồn khán giả như vậy - là tôi đang nói những khán giả còn chịu ngồi trước màn hình tivi – chứ không chỉ biết có cười và cười. Và nhiều khi, như có thể thấy, chúng ta toàn cười chẳng đâu vào đâu cả.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Dàn sao nam “Gặp nhau cuối tuần”: Người hạnh phúc viên mãn, kẻ lận đận chuyện tình duyên

Thứ 3, 02/11/2021 | 07:00
Dàn nghệ sĩ của "Gặp nhau cuối tuần" sau 2 thập niên vẫn khiến nhiều khán giả không khỏi bồi hồi khi nhắc đến họ.

Các nghệ sĩ tưng bừng hội ngộ tập luyện “Gặp nhau cuối năm”?

Thứ 2, 11/01/2021 | 17:07
Không trực tiếp khẳng định nhưng trong khoảng hai tuần nay, các "Táo Quân" ít nhiều úp mở về sự trở lại của chương trình Gặp nhau cuối năm trong mùa Tết 2021.

NSƯT Xuân Bắc lên tiếng khi Gặp nhau cuối năm 2020 bị chê: "Chê dở quá chúng tôi cũng không quá buồn đau"

Thứ 4, 29/01/2020 | 09:25
Không còn format Táo quân, Gặp nhau cuối năm phát sóng vào tối 30 tết Canh Tý được nhiều khán giả chờ đợi. Tuy nhiên, chương trình gặp nhiều ý kiến trái chiều, là một nghệ sĩ tham gia chương trình, NSƯT Xuân Bắc cũng lên tiếng về điều này.
Cùng tác giả

Năm năm trong một sử người tuyệt đẹp

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:41
Với tác phẩm “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, những chỗ mờ hoặc sự thiếu khuyết đã được nhà văn giải quyết theo cách riêng của văn chương.

Nhân ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Chủ nhật, 31/03/2024 | 07:00
Phải thừa nhận một thực tế rằng trong đa số trường hợp, tổ chức ra mắt sách thường chính là người bỏ tiền để in cuốn sách.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Tại sao thơ?

Chủ nhật, 10/03/2024 | 10:11
Có thể là vì tâm hồn người Việt Nam chúng ta thiên về lãng mạn trữ tình, rất hợp với thơ (nên mới có sự kiện là số lượng người làm thơ luôn cao vọt chăng?).
Cùng chuyên mục

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.
     
Nổi bật trong ngày

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.