Yêu cầu của ông Putin đối với Belarus trước khi quân Nga vào Ukraine

Yêu cầu của ông Putin đối với Belarus trước khi quân Nga vào Ukraine

Thứ 6, 18/08/2023 | 13:28
0
Tổng thống Belarus cho biết Tổng thống Nga Putin không báo trước cho ông về việc khai màn “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, nhưng đưa ra một yêu cầu đặc biệt.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, trong một cuộc phỏng vấn dài, đã nói nhiều điều xoay quanh mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Cuộc phỏng vấn của ông Lukashenko với nhà báo Ukraine Diana Panchenko được công bố trên kênh Youtube của nhà báo này hôm 17/8.

Yêu cầu đặc biệt

Tổng thống Nga đã không gây sức ép buộc Belarus tham gia vào xung đột ở Ukraine, ông Lukashenko cho biết, đồng thời cảnh báo rằng Minsk sẽ đáp trả sự gây hấn từ bên ngoài, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga được triển khai ở nước ông.

Ông Lukashenko, một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Putin, có quốc gia giáp Ukraine, Nga và 3 quốc gia NATO bao gồm Ba Lan, cho biết nhà lãnh đạo Nga không có lý do gì để lôi kéo Belarus trực tiếp vào cuộc xung đột.

“Bắt Belarus tham gia... điều đó sẽ mang lại điều gì? Không gì cả”, ông Lukashenko nói trong cuộc phỏng vấn.

Nhà lãnh đạo Belarus cho biết người đồng cấp Nga đã không báo trước cho ông về việc khai màn “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhưng đã đưa ra một yêu cầu đặc biệt.

“Trước khi chiến dịch quân sự được phát động, chúng tôi đã không có cuộc hội đàm nào để cảnh báo rằng một cuộc chiến sẽ bắt đầu. Tôi thề với cô rằng chúng tôi không có cuộc trò chuyện nào về việc Nga sẽ làm điều gì đó chống lại Ukraine”, ông Lukashenko nói với nhà báo Panchenko.

Theo nhà lãnh đạo Belarus, vài ngày trước khi xung đột bùng phát, Tổng thống Nga đã yêu cầu “che chở ông ấy nếu có chuyện gì xảy ra”. Ông Lukashenko giải thích: “Rất có thể, ông ấy lo sợ bị phương Tây đâm sau lưng”.

Thế giới - Yêu cầu của ông Putin đối với Belarus trước khi quân Nga vào Ukraine

Xe chiến đấu bộ binh lội nước BMP-2 được nhìn thấy trước cuộc tập trận chung Allied Resolve-2022 của quân đội Belarus và Nga, kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ ngày 10/2/2022. Ảnh: Getty Images

Ông Lukashenko cũng thừa nhận một số đơn vị của các lực lượng vũ trang Nga đã tràn qua biên giới với Ukraine từ lãnh thổ Belarus khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Đông Âu.

“Không có lý do gì để các vị đổ lỗi cho tôi. Không một thành viên nào của các lực lượng vũ trang Belarus ở đó. Chúng tôi không vượt qua biên giới này, nhưng các vị là những người khiêu khích chúng tôi trước”, ông Lukashenko nói, đề cập đến phía Ukraine.

Nhà lãnh đạo lâu năm ở Minsk giải thích rằng trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Kiev đã triển khai các đơn vị tên lửa gần biên giới với Belarus, bao gồm cả những đơn vị sử dụng tên lửa Tochka-U.

“Tình báo quân sự của chúng tôi đã theo dõi các đơn vị này. Đầu tiên, họ dỡ bỏ các tấm bạt che, sau đó đưa các hệ thống tên lửa vào vị trí bắn và nhắm vào chúng tôi. Đó là lý do tại sao điều này phải được tính đến trong chiến dịch của Nga. Người Nga đã tiêu diệt các đơn vị này trước nhất”, ông Lukashenko nói.

Kinh điển ngoại giao

Trong cuộc phỏng vấn, ông Lukashenko cũng cho biết rằng ông tin ông Putin đã đạt được các mục tiêu đề ra ở Ukraine, và không ai có thể “lật đổ” nhà lãnh đạo Nga vào thời điểm này.

“Cứ để họ thử. Nếu những vấn đề hiện tại không đủ với họ, họ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nữa. Không ai có thể lật đổ ông Putin vào thời điểm này”, Tổng thống Belarus lưu ý, ám chỉ đến các bình luận rằng chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow sẽ kết thúc khi có sự thay đổi lãnh đạo ở Nga.

Về các cuộc thảo luận nhằm chấm dứt chiến sự, ông Lukashenko cho rằng Kiev và Moscow nên ngồi xuống đàm phán và sẵn sàng thảo luận về tất cả các vấn đề, bao gồm cả tương lai của Crimea và các vùng lãnh thổ ly khai Ukraine mà Điện Kremlin đã tuyên bố sáp nhập vào Liên bang Nga.

“Các cuộc đàm phán nên bắt đầu mà không cần điều kiện tiên quyết. Đây là một kinh điển của bất kỳ hoạt động ngoại giao nào. Hãy ngồi xuống bàn đàm phán và thảo luận về mọi thứ - Crimea, Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk. Mọi thứ ở đó đều nên được thảo luận. Chúng ta nên ngồi xuống và phát triển một chương trình nghị sự”.

Thế giới - Yêu cầu của ông Putin đối với Belarus trước khi quân Nga vào Ukraine (Hình 2).

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tại một bảo tàng ở Kronstadt trên đảo Kotlin, ngoại ô St. Petersburg, ngày 23/7/2023. Đây là cuộc gặp trực tiếp gần đây nhất giữa hai nhà lãnh đạo. Ảnh: Getty Images

Về Crimea – bán đảo nằm ở phía Bắc của Biển Đen mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014, ông Lukashenko cho biết Tổng thống Putin chưa bao giờ khăng khăng đòi Minsk phải công nhận bán đảo này hay bất cứ khu vực ly khai nào.

“Ông ấy chưa bao giờ khăng khăng làm vậy. Tôi đã không công nhận Crimea, Abkhazia, hay những nơi khác. Không phải vì tôi có quan điểm đặc biệt nào ở đó. Điều đó sẽ chẳng thay đổi được gì và chẳng đạt được gì. Chúng tôi đã hợp tác với Crimea và chúng tôi vẫn đang hợp tác. Chúng tôi không che giấu điều đó. Chỉ là từ quan điểm của tôi thì việc công nhận là không cần thiết”, ông Lukashenko nói với nhà báo Panchenko.

Khi được hỏi liệu gần đây ông có bất đồng với ông Putin về các sự kiện xung quanh Ukraine hay không, ông Lukashenko nói rằng ông và Tổng thống Nga sẽ bày tỏ những quan điểm khác nhau trong các cuộc thảo luận song phương.

“Nếu có vấn đề gì, chúng tôi sẽ thảo luận về vấn đề đó. Không phải như một số người mà phương Tây gọi là nhà hoạt động đối lập cố gắng giải thích: Ông Lukashenko bị ông Putin điều khiển, làm theo những gì ông ấy nói. Với tính cách của tôi, cách tiếp cận của tôi, những người biết tôi hoàn toàn hiểu điều đó là bất khả thi”.

Diana Panchenko là một phóng viên người Ukraine và là cựu nhân viên của kênh truyền hình NewsOne đã bị đóng cửa. Nhà báo này đã bị Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cáo buộc là “thân Nga và tuyên truyền cho kẻ thù”.

Hồi tháng 1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với nhà báo Panchenko, bao gồm đóng băng tài khoản ngân hàng, ngừng trao đổi và hợp tác văn hóa, ngăn chặn nhập cảnh vào Ukraine và rút các giải thưởng của nhà nước Ukraine.

Minh Đức (Theo TASS, Al Arabiya, Reuters)

Nga ra “tối hậu thư” về vũ khí hạt nhân cho Mỹ

Thứ 2, 31/07/2023 | 16:32
Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus là “một biện pháp đáp trả các chính sách hạt nhân gây bất ổn kéo dài nhiều năm của NATO và Washington”.

Ông Putin cảnh báo Ba Lan chớ có gây hấn với đồng minh Belarus của Nga

Thứ 7, 22/07/2023 | 07:22
Cảnh báo của ông Putin được đưa ra khi Ba Lan quyết định gửi quân đến củng cố biên giới phía Đông giáp với Belarus để đáp trả sự hiện diện của lực lượng Wagner ở đó.

Điện Kremlin nêu lý do Tổng thống Belarus đứng ra hòa giải vụ Wagner

Chủ nhật, 25/06/2023 | 07:19
Xác nhận động thái rút quân trong một thông báo vào cuối ngày 24/6, ông trùm Wagner Prigozhin cho biết, cuộc nổi dậy đã đến bờ vực đổ máu lớn.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.