Xoá xếp loại trên bằng đại học: Câu chuyện vàng-thau cần được nhìn nhận lại

Việc ghi đánh giá xếp loại năng lực học tập không phải hạ thấp hay làm tổn thương ai mà đó chính là thước đo đánh giá năng lực và ý thức học tập của sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu không có thước đo, chuyện gì sẽ xảy ra?

Cách đây ít năm, câu chuyện không xếp loại so sánh học lực đối với các cháu học sinh tiểu học trở thành điểm nóng.

Khi đưa vào thực hiện, đến cuối năm, nhiều phụ huynh hoang mang không hiểu thực lực của con em mình đến đâu.

Hóa ra, theo lý giải của lãnh đạo trường, do số lượng thí sinh trúng tuyển quá ít, trường không thể mở ngành nên quyết định nâng điểm chuẩn để tự động loại thí sinh hàng loạt.

Không đánh giá, không phê bình, trên các tờ giấy khen nhan nhản những lời có cánh: “Có tiến bộ trong bộ môn A”, “Có thành tích trong môn B”.

Mới đây, trước thông tin bằng tốt nghiệp đại học “cắt xén” thông tin xếp loại, không phân biệt chính quy hay tại chức, liên thông, đại diện bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, thay vào đó phụ lục văn bằng có đầy đủ thông tin về kết quả học tập, điểm trung bình, kết quả luận văn, điểm xếp loại tốt nghiệp của sinh viên.

Vậy nhưng, có vẻ lời đính chính về cái bằng vẫn không đủ để khiến phụ huynh và sinh viên “nguôi giận”.

Người dễ tính thì gật đầu xuề xòa đồng ý vì suy cho cùng trừ châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản thì một vài nước đã bỏ xếp loại bằng cấp từ lâu.

Thế nhưng người khó tính thì không khỏi băn khoăn nếu không xếp loại bằng cấp thì sinh viên học kém lại bằng sinh viên học giỏi, sinh viên hàng phút hàng giờ nỗ lực phấn đấu tương đương với sinh viên bỏ giờ, trốn tiết nợ môn thậm chí là học lại vì yếu kém? Không xếp loại bằng, làm cách nào có thể nhận ra những người tốt nghiệp thủ khoa và những người coi việc học là một cuộc dạo chơi ngẫu hứng?

Cá nhân tôi thấy, đồng ý rằng việc bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp đại học hướng đến mô hình giáo dục mở, hạn chế tư duy chạy đua bằng cấp nhưng cần thực hiện đúng nếu không sẽ vỡ trận.

Thế nhưng liệu chương trình đào tạo của nền giáo dục Việt Nam đã phù hợp để đồng quy chung những giá trị nhằm đánh giá một sinh viên bằng kết quả hay chưa? Quy chuẩn để đánh giá sinh viên là gì và làm cách nào để biết được “vàng” và “đồng”?

Chuyện học đã vậy, ấy là còn chưa nói đến chuyện một thế hệ lao động vàng thau lẫn lộn được “xuất khẩu” ra ngoài.

Đúng, trong bối cảnh hiện tại, chất lượng và năng suất lao động thực tế được đề cao hơn những kiến thức hàn lâm trong sách vở.

Không phủ nhận những sinh viên đạt toàn điểm A có một khoảng cách khá xa với một sinh viên bảng điểm là D, E thậm chí là F.

Xếp loại thực ra là một khía cạnh, nhiều thực tế chứng minh rằng sinh viên xuất sắc chưa hẳn đã là một nhân viên xuất chúng.

Sẽ thật bất công nếu quyền lợi kinh tế giữa những ứng viên tốt và những ứng viên kém bằng nhau.

Đánh giá xếp loại trên bằng đại học không phải điều kiện cần nhưng chắc chắn là điều kiện đủ! Đủ để nhà tuyển dụng có lòng tin vào một ứng viên có tiềm năng!

Đặt giả thiết ai cũng như ai, mọi hồ sơ đều như nhau và chỉ khác mỗi thông tin cá nhân thì các công ty hay doanh nghiệp lấy tiêu chuẩn gì để đánh giá hồ sơ xin việc?

Tôi tin rằng, sự nghiêm túc của một cá nhân được thể hiện qua bảng điểm dựa trên sự đánh giá khách quan của nhà trường.

Với học tập và lao động cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa các cá nhân với nhau.

Đúng, văn bằng chỉ là một tờ giấy thông hành để lên chuyến xe tương lai thế nhưng nếu không có giấy thông hành bạn sẽ chẳng đi đâu được chỉ với khuôn mặt và bàn tay trắng!

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Trộm phôi trữ đông của vợ cho bồ mang thai: Người chồng bỉ ổi hay người tình mẫn cán?

Chủ nhật, 13/10/2019 | 09:30
Chuyện bồ bịch vốn là câu chuyện ẩn chứa đầy bất ngờ và tréo ngoe. Ấy nhưng chuyện chồng chuyển phôi của vợ cho bồ mang thai thì có lẽ nằm mơ hay tác giả của những tiểu thuyết gay cấn nhất cũng khó nghĩ ra.

Vì sao giáo viên “sợ” camera trong lớp học?

Thứ 7, 12/10/2019 | 12:22
Không soi gương không làm chúng ta đẹp lên. Bỏ camera lớp học không làm giáo viên yêu thương học sinh một cách tự nhiên hơn nếu như bản thân giáo viên đó không có lòng bao dung, độ lượng…

Lắp camera trong lớp học: Đừng trách nếu giáo viên thành diễn viên chuyên nghiệp

Thứ 6, 11/10/2019 | 11:38
Lắp camera trong lớp học, chúng tôi yêu thương học sinh dưới sự giám sát của những ánh nhìn… Vậy là, giữa giáo viên và học sinh, tất cả chỉ là sự giả tạo.

Tồng ngồng vì Panorama Mã Pì Lèng

Thứ 6, 11/10/2019 | 07:15
Cả cộng đồng đang dậy sóng phản đối công trình Panorama Mã Pì Lèng (Hà Giang) vì vừa xấu xí vừa xây dựng trái phép thì hôm 8/10, Hiếu Orion – một hot Facebooker – cùng với 3 người bạn khác bỗng mặc trang phục kiểu “Đến Thượng đế cũng phải cười” rồi chạy xe máy lên Panorama để ủng hộ công trình này

Toan tính của 4 chàng khỏa thân cứu công trình sai phép trên Mã Pì Lèng

Thứ 5, 10/10/2019 | 07:45
Công trình 7 tầng lởm chởm ở đèo Mã Pì Lèng bất ngờ được 4 quý ông Hà Nội khỏa thân với chiếc bụng mỡ bao dung lên giải cứu.

Vụ cô giáo liên tục đánh học sinh lớp 2: Cần nghĩ đến thân phận, danh dự của nhà giáo

Thứ 4, 09/10/2019 | 11:46
Nếu không có cái nhìn khách quan, toàn diện về vụ cô giáo “đánh, tát, véo tai học sinh” thì xã hội và ngành giáo dục đang vùi dập một thân phận đáng thương nhiệt huyết với nghề.

Bằng Ái Sa, da Ngọc Thảo

Thứ 3, 08/10/2019 | 09:52
Vụ việc người phụ nữ xuất thân từ nghề cắt tóc gội đầu nhưng nhờ mượn bằng cấp 3 của chị gái mà tiến thân lên đến chức Trưởng phòng Quản Trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk là một vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” phiên bản lỗi.

Đề xuất xóa sổ phố cà phê đường tàu: Nhìn từ nước ngoài để phát triển

Thứ 3, 08/10/2019 | 07:35
Tại sao lại cấm, sao không phát triển? Bởi khu đường tàu từ lâu là một trong những lý do quan trọng để thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Đó là nét đẹp cổ điển của Hà Nội.

Vốn 2 triệu đồng, bán bánh bột lọc Huế thu lời 40 triệu/tháng

Chủ nhật, 06/10/2019 | 08:20
Đừng thờ ơ với việc kinh doanh online, nếu bạn biết lựa chọn sản phẩm, biết đi đúng hướng, chắc chắn số tiền bạn thu về không nhỏ.

Chiến sỹ thi đua "rởm" của bà hiệu trưởng: “Tôi thương ông giáo quá ông giáo ơi!”

Chủ nhật, 15/09/2019 | 07:00
Dàn xếp qua mặt quan khách, học sinh, phụ huynh và giáo viên, miệng nở nụ cười tay ôm tấm bằng Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở "rởm" để phô trương, bà hiệu trưởng của trường tiểu học Vĩnh Phong 4 đang nghĩ gì?