Thu rác, tính tiền theo cân: Khéo dân lại… gian

Việc thu tiền rác phí theo cân, trong trường hợp người dân không chấp nhận hoặc không đủ điều kiện trả tiền, lại không có cách nào giảm tải chúng, người dân dễ lại “gian”, tìm đủ cách “lách luật”.

Thảo luận tổ tại phiên họp Quốc hội sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà nói khá nhiều vấn đề liên quan đến Dự thảo luật Bảo vệ môi trường vừa trình Quốc hội. Vị Bộ trưởng cho biết, dự thảo luật cũng xác định không thu phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân theo bình quân mấy ngàn đồng một hộ nữa mà thu theo khối lượng, theo kilogam. “Tức là thải ra nhiều phải chịu nhiều tiền hơn”, ông Hà nói.

Nghe qua thì thấy đề xuất này thật hợp lý, nhưng nghĩ kỹ lại thấy có vẻ chưa hợp tình. Có lẽ, đây là chiêu đánh vào tâm lý để người dân biết sợ mà giảm tải số lượng rác thải sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, nếu được áp dụng, e rằng sẽ có rất nhiều câu chuyện phiền toái phía sau.

Thu gom rác vốn là công việc không phải ai cũng làm được. Cứ nhìn các cô, bác hối hả, vội vàng đi thu rác là biết cực như thế nào. Ấy vậy mà giờ phải đi cân rác như cân một thứ hàng hóa, chẳng khác nào “vẽ” thêm việc. Chưa kể, việc cân rác trả tiền chẳng khác nào một giao dịch mua bán. Sẽ không thiếu cảnh so đo từng cân, từng lạng đầy hài hước giữa bên thu gom và bên xả rác.

Nói thì bảo lo xa, nhưng tôi đồ rằng, sẽ lại xuất hiện những “quan” rác. Người này nếu không “tiền bạc phân minh, ái tình sòng phẳng”, có khi lại trở thành quan tham, thêm thêm bớt bớt để trục lợi. Thậm chí, lại có chuyện “giúp đỡ” để giảm chi phí rác thải cho họ hàng, gây bất đồng trong dư luận…

Và rồi thì, khi không chấp nhận hoặc không đủ điều kiện trả tiền cho số rác thải tính theo cân, cũng không có cách nào giảm tải chúng, người dân lại “gian”, tìm đủ cách “lách luật”.

Lách luật bằng cách nào? Là tìm cách vứt bỏ rác ở những nơi không ai để ý, là phi tang rác sang nhà đứa nào mình… ghét, là dùng hẳn cân “riêng” (loại của con buôn bất chính) để cân rác, tính tiền…

Thiết nghĩ, việc tăng tiền rác phí cũng là một ý kiến hay, nhưng trước khi đưa vào thực hiện cũng cần tính đến mức độ khả thi.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Mộc Miên

Phá dỡ hơn 600m con đường gốm sứ: “Xô đổ” kỷ lục và những điều lớn hơn

Thứ 3, 09/06/2020 | 08:00
Việc phá dỡ hơn 600m con đường gốm sứ sẽ chẳng có gì nuối tiếc nếu như để phục vụ dự án cầu vượt nút giao An Dương một cách thuận lợi và đem lại những giá trị to lớn về kinh tế- xã hội.

Vụ bé trai có hành động nhạy cảm trong giờ nghỉ trưa: Thế nào mới là "chuyện lớn"?

Thứ 2, 08/06/2020 | 09:13
Những ngày qua, mạng xã hội vẫn đang xôn xao sự việc một bé trai học mầm non đã có hành động nhạy cảm với cơ thể một bé gái giờ nghỉ trưa. Dù nhà trường đã lên tiếng, nhưng phụ huynh như tôi vẫn còn rất nhiều trăn trở, âu lo.

Trường học chặt bỏ hàng loạt cây phượng: Nỗi buồn phượng vỹ

Thứ 3, 02/06/2020 | 06:28
Sau vụ tai nạn thương tâm do cây phượng bật gốc đổ giữa sân trường khiến nhiều học sinh bị thương và một học sinh tử vong ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP. Hồ Chí Minh), nhiều trường học đã “hạ lệnh” chặt bỏ hàng loạt cây phượng. Dòng họ nhà phượng ca bài… phượng buồn.

Xóa bỏ giường dịch vụ: Công tư rõ ràng, tránh “đánh lận con đen”

Thứ 2, 01/06/2020 | 14:05
Mới đây, bệnh viện Bạch Mai tuyên bố sẽ giảm dần, tiến tới xoá bỏ giường dịch vụ nhận được sự quan tâm từ dư luận. Đa phần các ý kiến cho rằng, điều này sẽ giúp xoá bỏ khoảng cách phân biệt người giàu nằm cả phòng riêng trong khi các bệnh nhân khác nằm ghép giường. Còn các chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho hay, muốn xoá bỏ giường dịch vụ thì công ra công, tư ra tư.