Học sinh đeo tấm chắn nhựa phòng Covid-19: Là thương hay là hại các con?

Những đứa trẻ lạ lẫm trong những tấm chắn nhựa bức bí, nóng nực giữa khi mùa hè đến gần, dẫu biết đó là cách phòng dịch tốt nhất nhưng liệu có cần thiết hay không?

Đi học trở lại sau một mùa Covid-19 khá dài, một số trường bảo vệ sự an toàn của các con bằng những tấm chắn nhựa chống giọt bắn và khẩu trang.

Dĩ nhiên ghi nhận tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng chống Covid-19, muốn giữ bảo vệ an toàn cho các con và cộng đồng trong những ngày đi học bình thường.

Nhưng nhìn các con thương lắm! Nhất là khi mùa hè đến gần, với cái nóng 37, 38 độ C thì chịu sao nổi.

Công nhận, đeo cái "mũ" này thì vi khuẩn có chân cũng phải bó tay, đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhất là còn sau 1 lớp khẩu trang kháng khuẩn, thế nhưng nhìn thẳng vào vấn đề, thật sự không cần thiết, sự nhiệt tình thái quá đôi khi còn có hại.

Thứ nhất, về tấm nhựa chắn giọt bắn, chúng sẽ nhanh chóng xuống cấp, mờ và có những nếp xước hạn chế tầm nhìn của học sinh, ấy là không nói đến những đứa trẻ bị cận thị và phải đeo kính, nhức mắt vô cùng.

Thứ hai, thời tiết vào hè, nhìn các con nhễ nhại trong lớp khẩu trang đã thương, lại còn thêm một lớp kính nhựa chùm kín mặt, cúi xuống chặn cổ, ngẩng đầu lên chạm mũi, xoay ngang xoay dọc đều khó khăn, lại còn thêm bức bí.

Lại thêm chuyện theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Covid-19 dễ lây lan hơn trong môi trường bật điều hòa, do đó nhiều trường học thông báo sẽ chỉ dùng quạt.

Ôi, ngồi yên trong lớp, đeo khẩu trang và lớp kính nhựa chắn giọt bắn trong khi lớp học không có điều hòa, ngoài trời thì nắng nực, đến lớp với bộ dạng như vậy, sẽ có bao nhiêu học sinh ao ước được học online ở nhà?

Việc sử dụng liên tục hàng tiếng đồng hồ những tấm kính nhựa không hề có lợi một chút nào dưới góc độ khoa học.

Trong một bài phỏng vấn với báo đài, Trưởng khoa nhiễm - nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho rằng đeo tấm chắn là không cần thiết, không nên bởi trên thực tế, tấm chắn nhựa ngăn giọt bắn này chỉ dành cho những người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, đối diện với người bệnh, khi họ ho thì có kiếng chắn ngăn giọt bắn bất ngờ.

Cô cháu gái cạnh nhà đi học, những người làm cha làm mẹ như chúng tôi cảm thấy thương vô cùng khi nhìn các cháu khó chịu ra mặt sau lớp kính vô tri như vậy, người lớn còn không chịu nổi huống gì những đứa trẻ!

Công tác phòng dịch của đất nước ta rất tốt, liệu việc che chắn một cái thái quá như vậy đối với học sinh có cần thiết hay không?

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Học sinh đeo tấm chắn giọt bắn ngồi học: “Phản cảm và tội nghiệp”

Thứ 4, 06/05/2020 | 07:30
Trong khi mọi người đều đang sợ hãi tiết trời đầu hè nắng nóng 39 có nơi lên tới 40 độ C, thì ngày 5/5/2020, những hình ảnh học sinh đến trường nhưng bịt kín khẩu trang, thậm chí đội tấm chắn giọt bắn, khiến dư luận “dậy sóng”. Việc che giọt bắn này liệu có cần thiết, hay chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của học sinh?

Nỗi khổ không ai thấu của những người khó kết hôn trước tuổi 30

Thứ 3, 05/05/2020 | 08:19
Nghị định mới khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi. Vậy nhưng, tiền lương chỉ đủ ăn, chẳng ai yêu thì lấy đâu ra người để cưới?!

Cô dâu 65 tuổi có 5 con kết hôn cùng thanh niên ngoại quốc 24 tuổi: Giọt nước tưới mát tình yêu

Thứ 2, 04/05/2020 | 10:25
Trong khi giới trẻ có vẻ bất mãn về tình yêu, thì câu chuyện cô dâu 65 tuổi có 5 con kết hôn cùng thanh niên ngoại quốc 24 tuổi như giọt nước mát lành tưới mát, củng cố thêm niềm tin về tình yêu trong cuộc sống.

Làm gì khi nhìn thấy kẻ xấu tấn công người khác?

Thứ 3, 21/04/2020 | 07:00
Sự việc xuất hiện clip dài 6 phút trên mạng xã hội sáng 18/4, quay lại cảnh người phụ nữ lang thang, có dấu hiệu tâm thần ở TP. Hồ Chí Minh bị đối tượng Trương Gia Huy (21 tuổi) lạm dụng làm dấy lên tranh cãi: Nên làm gì khi chứng kiến kẻ xấu tấn công người khác?