1. Everest không phải ngọn núi cao nhất hành tinh
Everest là ngọn núi cao nhất thế giới nếu tính từ trên mực nước biển – cao 8.849 m. Nhưng nếu tính từ đáy đại dương, đỉnh cao nhất thế giới thực sự là Mauna Kena ở Hawaii, cao 4.207 m trên mực nước biển và 10.194 m dưới mực nước biển.
2. Hồ phun trào
Trên thế giới, có những hồ nước nguy hiểm không phải vì chúng sâu bao nhiêu mà vì có những loại khí nguy hiểm bên trong chúng. Có một hồ như vậy tên Nyos ở Cameroon, vào ngày 21/8/1986 nó đã xảy ra một vụ phun trào khí thải CO2 khiến cho gần 2.000 bị nạn.
3. Cát hát
Hiện tượng cát hát trong sa mạc là do ma sát của các hạt cát. Khối lượng cát chuyển động càng lớn thì âm thanh càng lớn. Đôi khi, cát phát ra âm thanh giống như một loại đàn organ nào đó, bạn có thể tự mình kiểm tra điều này bằng cách xem video.
4. Những loài sinh vật chưa biết trong đại dương
Chúng ta không biết nhiều về những sinh vật sống sâu dưới lòng đại dương. Chúng ta biết rất ít về đại dương cũng như hiểu biết về các thiên hà xa xôi. Ngày nay, con người chỉ mới khám phá được khoảng 5% diện tích đại dương và các nhà khoa học vẫn đang miệt mài tìm kiếm những loài mới.
5. Nam Cực là nơi khô hạn nhất hành tinh
Nơi khô hạn nhất trên hành tinh không phải là một sa mạc siêu nóng nào đó mà đó chính là thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực.
Ở một số nơi trong thung lũng không có mưa trong hơn 2 triệu năm. Thiên nhiên ở đó giống với môi trường trong bộ phim The Martian, đến nỗi NASA thậm chí đã thực hiện một thử nghiệm với tàu thăm dò không gian.
6. Trong quá khứ, Trái đất có thể có màu tím
Một số nhà khoa học tin rằng, trong quá khứ, thực vật từng có một sắc tố hoàn toàn khác thay vì chất diệp lục (làm cho cây có màu xanh). Và sắc tố này được sử dụng để làm cho thảm thực vật có màu tím.
7. Rừng cong
Khu rừng này nằm ở phía tây Ba Lan, cách không xa Gryfino. Những cái cây mọc ở đó bị cong queo và lý do vẫn chưa được xác định chính xác.
Có một số giả thuyết cho rằng, những cái cây có thể bị cong do gió hoặc bão tuyết, hoặc do người ta đã cố tình làm như vậy khi trồng cây.
8. Con mắt châu Phi
Cấu trúc Richat (còn được gọi là Con mắt châu Phi) lớn đến mức các phi hành gia trên quỹ đạo thực sự sử dụng nó để điều hướng. Mặc dù Richat trông giống miệng núi lửa nhưng các nhà khoa học cho rằng, nó được hình thành theo một cách khác là xói mòn.
9. Đá buồm
Tại Thung lũng Chết, California, Mỹ, có một hiện tượng gọi là “đá buồm” khiến những tảng đá di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Các nhà khoa học tin rằng, lý do cho điều này tương tự như những mảnh băng khổng lồ di chuyển.
10. Dải lỗ (Band of Holes)
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những hố này trên Google Maps, chúng di chuyển từ phía bắc đến phía nam của Peru. Các nhà khảo cổ tin rằng, những cái lỗ này được dùng để chứa thức ăn khi người Inca cần nộp thuế.
11. Những bộ lạc tách biệt với thế giới
Có một số bộ lạc trên Trái đất sống tách biệt với nền văn minh hiện đại, họ không có mối liên hệ với những người khác. Không có nhiều thông tin và thật khó để chụp ảnh họ. Một số bộ lạc cực kỳ thù địch với người lạ và gần như không thể liên lạc với họ.
12. Thác Máu ở Nam Cực
Ở Nam Cực, có một thác nước kỳ lạ, nó trông như “đẫm máu” và có vị mặn. Điều này là do bên trong nước có một lượng lớn chất sắt, khiến nước có màu đỏ.
Và nguồn của thác nước là một hồ muối cổ xưa được bao phủ bởi một lớp băng dày 1300 ft. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hồ là nơi sinh sống của các vi sinh vật lấy năng lượng mà không cần ánh sáng mặt trời.
13. Hệ thống cấp nước lâu đời nhất
Những hố này được gọi là Quanat - một hệ thống cung cấp nước của người Ba Tư cổ đại. Có một con kênh ngầm mà mọi người thường lấy nước uống hoặc lấy nước tưới cây trồng. Ước tính nó được tạo ra cách đây 3.000 năm.
Phan Hằng (Theo Brightside)