2 nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đua nhau giảm sản lượng

2 nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đua nhau giảm sản lượng

Thứ 2, 03/07/2023 | 20:47
0
Ả-rập Xê-út và Nga sẽ cắt giảm thêm nguồn cung dầu do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu năng lượng.

Ả Rập Xê-út hôm 3/7 cho biết, họ sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện ở mức 1 triệu thùng mỗi ngày ít nhất cho đến cuối tháng 8. Việc cắt giảm có hiệu lực vào ngày 1/7, lúc đầu dự kiến chỉ diễn ra đến hết tháng 7 nhằm hỗ trợ giá dầu. 

“Việc cắt giảm tự nguyện bổ sung này nhằm củng cố nỗ lực của các nước OPEC+ với mục đích hỗ trợ sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ”, truyền thông Ả Rập Xê-út trích dẫn một nguồn tin chính thức của Bộ Năng lượng nước này cho biết.

Tại cuộc họp tháng 6, Riyadh cũng cho biết họ sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày (được công bố lần đầu vào tháng 4) đến cuối năm 2024. Tất cả các lần cắt giảm sẽ khiến tổng sản lượng dầu của Ả Rập Xê-út xuống còn 9 triệu thùng mỗi ngày.

Ngay sau thông báo của quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố, quốc gia của ông cũng sẽ tự nguyện cắt giảm nguồn cung 500.000 thùng mỗi ngày trong tháng 8 bằng cách cắt giảm xuất khẩu.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu (OPEC+) cung cấp khoảng 40% lượng dầu thô trên toàn thế giới. Liên minh này đã cắt giảm nguồn cung để nâng giá kể từ tháng 11 năm ngoái do nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn và nguồn cung của Mỹ tăng lên.

OPEC+ đã thực hiện cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày, chiếm 3,6% nhu cầu toàn cầu, bao gồm 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11/2022 và cắt giảm tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5/2023, kéo dài đến hết tháng 12/2024.

Việc cắt giảm được thông báo hôm 3/7 chiếm 1,5% nguồn cung toàn cầu, nâng tổng số cam kết của OPEC+ lên 5,16 triệu thùng/ngày.

Thế giới - 2 nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đua nhau giảm sản lượng

OPEC+ hiện đang cung cấp khoảng 40% lượng dầu thô toàn thế giới. Nhu cầu dầu toàn cầu đang bị kìm hãm do tăng trưởng kinh tế chậm lại, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ảnh: Tehran Times

Theo ông Viktor Katona, trưởng bộ phận phân tích dầu thô tại công ty nghiên cứu thị trường Kpler cho biết: “Đối mặt với niềm tin mong manh của nhà đầu tư và phạm vi giao dịch rất hẹp, Ả Rập Xê-út hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài việc gia hạn cắt giảm sản lượng”.

Nhu cầu mờ nhạt ở Trung Quốc đã giới hạn dầu thô ở mức gần 76 USD/thùng, dưới mức mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế tin rằng Ả Rập Xê-út cần để trang trải ngân sách của mình là 81 USD/thùng.

Trong bối cảnh đó, việc mở rộng cắt giảm của quốc gia vùng Vịnh không phải là điều gì quá bất ngờ đối với các nhà giao dịch và nhà phân tích.

Giá dầu được kỳ vọng sẽ tăng trong năm nay, nhưng thay vào đó đã giảm khoảng 11% do lo ngại về sức mạnh của nền kinh tế khi lãi suất tăng. Các ngân hàng Phố Wall như Goldman Sachs và Morgan Stanley đã rút lại các dự báo trước đó rằng giá dầu sẽ trở lại mức 100 USD/thùng. 

Về lý thuyết, việc hạn chế nguồn cung kéo dài là không cần thiết, vì thị trường dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm nay. Bộ phận nghiên cứu có trụ sở tại Vienna của OPEC dự đoán rằng kho dự trữ dầu thế giới đang trên đà cạn kiệt với tốc độ khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, các biện pháp được Riyadh và Moscow tiết lộ hôm 3/7 cho thấy họ đang cảnh giác với một thị trường ngày càng thắt chặt. Khi lần đầu tiên tuyên bố cắt giảm sản lượng bổ sung vào tháng 6, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói rằng ông “sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để mang lại sự ổn định cho thị trường này”.

Thông báo của 2 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới khiến giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng 0,7% lên mức 76 USD/thùng lúc 7h15 sáng (giờ Mỹ). Giá dầu WTI chuẩn Mỹ tăng 0,8% lên 71 USD/thùng.

Nguyễn Tuyết (Theo Reuters, CNN, Bloomberg)

 

Ukraine kêu gọi Mỹ “bịt lỗ hổng” trong lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga

Thứ 6, 30/06/2023 | 16:08
Trong số 152 triệu thùng dầu mà Mỹ nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 6/2023, 8% đến từ Ấn Độ - một trong những quốc gia tích cực mua dầu thô Nga để tinh chế.

Giá dầu dự kiến tăng sau binh biến Wagner ở Nga

Thứ 2, 26/06/2023 | 11:52
Cuộc nổi dậy của lực lượng Wagner ở Nga làm dấy lên lo ngại về nguồn cung năng lượng từ một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ bị gián đoạn.

Châu Á có bị ảnh hưởng sau khi Ả Rập Xê-út cắt giảm sản lượng dầu?

Thứ 3, 06/06/2023 | 14:38
Việc cắt giảm sản lượng gần đây của Ả Rập Xê-út được cho là sẽ tạo gánh nặng cho các nước nhập khẩu dầu, trừ những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.