2 quốc gia Đông Nam Á chung tay đương đầu với EU

2 quốc gia Đông Nam Á chung tay đương đầu với EU

Thứ 6, 09/06/2023 | 14:12
0
“Chúng tôi không muốn hàng hóa do Malaysia và Indonesia sản xuất bị phân biệt đối xử ở các nước khác”, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo khẳng định.

Các nhà lãnh đạo của Malaysia và Indonesia, 2 nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, hôm 8/6 đã cam kết hợp tác để buộc Liên minh châu Âu hủy bỏ các biện pháp bảo vệ rừng được thông qua hồi tháng 4 vì có sự “phân biệt đối xử”, làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu mặt hàng này.

Từ trước đến nay, 2 quốc gia Đông Nam Á chỉ hành động riêng rẽ để phản đối những quy định của EU mà họ cho rằng không công bằng đối với chuỗi cung ứng dầu cọ, loại dầu thực vật được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.

Trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo cho biết, cả hai quốc gia sẽ hợp tác chặt chẽ để giải quyết “các biện pháp phân biệt đối xử rất bất lợi” đối với dầu cọ trong Quy định về Phá rừng của Liên minh Châu Âu (EUDR). Tuyên bố được đưa ra sau khi 2 nhà lãnh đạo gặp mặt trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Jokowi tới Malaysia kể từ năm 2019.

Vào tháng 4, Nghị viện châu Âu đã thông qua EUDR nhằm ngăn chặn việc bán dầu cọ, đậu nành, cà phê, ca cao, thịt bò, cao su, gỗ, than củi, và các sản phẩm phái sinh như da, sô cô la và đồ nội thất được sản xuất trên đất bị phá rừng sau năm 2020. Bộ luật này đang chờ sự phê duyệt cuối cùng của các thành viên EU.

Theo quy định này, tất cả các công ty tham gia kinh doanh các sản phẩm này và sản phẩm phái sinh của chúng đều phải tuân thủ các yêu cầu thẩm định nghiêm ngặt khi xuất khẩu sang hoặc bán trong EU.

Thế giới - 2 quốc gia Đông Nam Á chung tay đương đầu với EU

Tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp mặt Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại Putrajaya, Malaysia vào ngày 8/6. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên sang Malaysia của ông Widodo sau 4 năm. Ảnh: Nikkei Asia

Malaysia và Indonesia chiếm khoảng 85% tổng lượng xuất khẩu dầu cọ toàn thế giới. Loại dầu này thường được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm, từ bánh ngọt đến mỹ phẩm.

Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường cho rằng dầu cọ là nguyên nhân gây ra nạn phá rừng nhiệt đới ở 2 quốc gia này, phá hủy môi trường sống của các loài động vật quý hiếm.

Malaysia đã mô tả bộ luật mới này là “không công bằng” và là một nỗ lực nhằm bảo vệ thị trường hạt có dầu nội địa của EU, vốn không thể cạnh tranh với dầu cọ. Quốc gia này cũng cho rằng nó sẽ có tác động bất lợi đối với nông dân quy mô nhỏ, những người không thể đáp ứng chi phí để tuân thủ bộ luật này.

Các nhà hoạch định chính sách của EU đã bác bỏ những tuyên bố này, nói rằng các quy tắc áp dụng cho tất cả các mặt hàng được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới, và thị trường EU vẫn mở cửa cho dầu cọ được sản xuất bền vững.

Hồi tháng 5, Malaysia và Indonesia đã gửi một phái đoàn chung tới Brussels để gặp các quan chức chính phủ cấp cao của EU nhằm bày tỏ những quan ngại về EUDR.

Cả 2 quốc gia cũng đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại với EU trong khi chờ đợi các cuộc đàm phán nhằm đối xử công bằng hơn đối với các hộ sản xuất dầu cọ nhỏ bị ảnh hưởng bởi EUDR, theo tờ Financial Times.

EUDR chỉ là vấn đề mới nhất ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa EU và 2 nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới.

Năm 2019, Indonesia đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lên án EU về hành vi thương mại không công bằng khi quyết định ngừng sử dụng dầu diesel sinh học làm từ dầu cọ. Malaysia cũng đệ đơn kiện EU lên WTO vào năm 2021.

Nguyễn Tuyết (Theo SCMP, The Jakarta Post, Nikkei)

"Quốc bảo" đặc biệt của Indonesia, vì sao được triệu người mến mộ?

Thứ 7, 22/04/2023 | 09:15
Mỗi khi người đàn ông này cởi bỏ lớp áo bên ngoài, khoe body ở trong là chị em đổ gục ngay tức thì.

Ông Anwar Ibrahim - “người Malaysia cần” để làm Thủ tướng

Thứ 5, 24/11/2022 | 21:11
Vị chính trị gia 75 tuổi được bổ nhiệm vào thời điểm quan trọng trong lịch sử Malaysia, khi kinh tế đang phục hồi từ suy thoái và ký ức cay đắng về Covid.

Tổng thống Indonesia: Ông Tập và ông Putin sẽ tới dự hội nghị G20

Thứ 6, 19/08/2022 | 10:54
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều có kế hoạch tới dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia vào cuối năm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.

Mỹ đã bí mật gửi tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:27
Một quan chức Mỹ cho biết, trong những tuần vừa qua, Mỹ đã bí mật gửi các tên lửa tầm xa để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:15
Tiến độ Nga bàn giao các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.