2022 du lịch Việt Nam sẽ mang màu sắc tươi sáng

2022 du lịch Việt Nam sẽ mang màu sắc tươi sáng

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 7, 01/01/2022 14:00

Du lịch là ngành đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xuất hiện là giai đoạn khó khăn của những người làm ngành công nghiệp không khói.

Những năm qua, du lịch là ngành đóng góp lớn vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, 2 năm qua - khi dịch Covid-19 xuất hiện là giai đoạn khó khăn của những người làm ngành công nghiệp không khói.

Bước sang năm 2022, Người Đưa tin có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Bích Thủy, Tổng giám đốc Công ty CP Vivu Journeys Việt Nam (thuộc Tập đoàn Thiên Minh), người có 15 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực du lịch.

Người Đưa tin (NĐT): Bắt đầu ở thị trường lữ hành Việt Nam vào 7/2020, ngay sau đó khoảng thời gian ngành du lịch “đóng băng” bởi dịch Covid-19. Xin bà chia sẻ những khó khăn mà Vivu đã gặp phải?

Bà Trần Thị Bích Thủy: Khi Vivu thành lập đã là thời điểm Covd-19 ảnh hưởng nặng nề đến Việt Nam. Du lịch đã phải đóng cửa suốt 18 tháng, lượng khách quốc tế giảm hơn 90%.

Xuyên suốt thời điểm “chạm đáy”, chúng tôi hầu như không có nguồn doanh thu, lao động trong ngành bị mất việc, giảm giờ làm.

Đối với những ai còn trụ lại trong ngành luôn trong tình trạng không chắc chắn về tương lai, không biết khi nào mới thực sự là bình thường mới với du lịch.

Đối thoại - 2022 du lịch Việt Nam sẽ mang màu sắc tươi sáng

Bà Trần Thị Bích Thủy, Tổng giám đốc Công ty CP Vivu Journeys Việt Nam (thuộc Tập đoàn Thiên Minh)

NĐT: Trước những khó khăn đó, Vivu đã phải làm gì để vượt qua?

Bà Trần Thị Bích Thủy: Đối với doanh nghiệp khi rơi vào thời điểm “chạm đáy” cần phải linh hoạt, tốc độ và cởi mở.

Tuy có kinh nghiệm đón khách quốc tế nhưng Vivu đã nhanh chóng thay đổi sang đối tượng khách nội địa khi dịch bùng phát. Bởi nếu không doanh nghiệp không thể sống sót.

Khi thị trường trong nước phải dừng hoạt động, chúng tôi vẫn triển khai chương trình du lịch cho thị trường châu Âu.

Sự linh hoạt còn thể hiện nhân viên phải đảm nhiệm rất nhiều các vị trí và công việc khác nhau trong khi dịch Covid-19 đang diễn ra.

Bản thân tôi, cũng tham gia vào xây dựng các kế hoạch, trực tiếp tư vấn cho khách du lịch ở châu Âu, chuẩn bị các chương trình và đào tạo nhân viên trực tiếp.

Tiếp theo là tốc độ, cần phải linh hoạt thay đổi nhanh chóng, nếu không sẽ bị lạc hậu so với xu hướng.

Vivu đã phải nhanh chóng đào tạo nhân viên thích ứng nhanh, xây dựng những sản phẩm phù hợp với xu hướng người Việt Nam để không bỏ lỡ lượng khách.

Tâm thế cởi mở với công việc, giữa khách quốc tế và khách nội địa có những thói quen khác nhau, vì vậy khi thay đổi đối tượng khách hàng chúng tôi cũng phải cởi mở thay đổi theo những thói quen đó thì mới có thể duy trì và phát triển qua dịch bệnh.

Đối thoại - 2022 du lịch Việt Nam sẽ mang màu sắc tươi sáng (Hình 2).

Vivu Journeys là mộ trong những doanh nghiệp doanh nghiệp còn trụ vững sau đại dịch

NĐT: Việc không thống nhất mở cửa đón khách giữa các địa phương trong nước có đang “phân chia biên giới” cho ngành du lịch? Là đại diện của doanh nghiệp bà có mong muốn gì để thay đổi vấn đề này ?

Bà Trần Thị Bích Thủy:  Việc có rào cản giữa vùng này và vùng kia là điều bắt buộc chúng ta phải thực hiện trong thời điểm mà chưa kiểm soát được dịch bệnh đồng đều ở tất cả các tỉnh thành.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất cần một lộ trình mở cửa rõ ràng, được đón khách của những quốc gia nào, thống nhất trong các địa phương.

Bởi khi đó, chúng tôi sẽ biết phương hướng để triển khai các kế hoạch của mình. Chuẩn bị cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Đặc biệt, trong quá trình trao đổi thông tin với khách hàng nước ngoài, các đối tác cũng sẽ biết được lộ trình của chúng ta để lựa chọn điểm đến.

Sau khi có những thông tin như vậy sẽ có được cái nhìn toàn cảnh. Điều này rất quan trọng, không phải quyết định mở cửa du lịch ngay sau đó khách sẽ đến mà cần quy trình chuẩn bị có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Việc có thông báo sớm về lộ trình mở cửa sẽ tác động đến sự lựa chọn của khách hàng.

Đối thoại - 2022 du lịch Việt Nam sẽ mang màu sắc tươi sáng (Hình 3).

Bà Thủy cho rằng sản phẩm du lịch phải gắn với yếu tố bản địa

NĐT: Theo bà nên có những tiêu chí nào để xây dựng sản phẩm du lịch hậu Covid-19, đối với riêng Vivu thì sao?

Bà Trần Thị Bích Thủy: Xu hướng du lịch hậu Covid-19 sẽ là các nhóm nhỏ, gia đình, du lịch thiên về trải nghiệm du lịch thiên nhiên, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, an toàn hơn là việc đi các đoàn du lịch lớn.

Đối với Vivu sản phẩm của chúng tôi luôn theo hướng kết nối tối đa giữa khách hàng và cộng đồng địa phương. Từ đây giúp họ cảm thấy mình như là người bản địa chứ không phải khách du lịch.

Tới đây Vivu phát triển theo hướng các nhóm nhỏ nhưng được tương tác tối đa với người dân địa phương.

Trong những chuyến hành trình, khách hàng sẽ được nghe những câu chuyện huyền thoại do chính những nghệ nhân, người có kiến thức địa phương đó kể lại.

Việc làm sản phẩm như vậy sẽ khiến nó ở lại trong tâm trí khách hàng hơn là cho họ đi vào những trung tâm mua sắm.

Và khi đã có những kỷ niệm đáng nhớ như vậy, đây sẽ là những người quảng bá du lịch Việt Nam tích cực nhất sau khi trở về nước.

Đối thoại - 2022 du lịch Việt Nam sẽ mang màu sắc tươi sáng (Hình 4).

Các doanh nghiệp du lịch phải nhanh chóng thích ứng trước đại dịch

NĐT: Bà có thể dự báo tình hình du lịch cho những tháng đầu năm 2022 ?

Bà Trần Thị Bích Thủy: Với tình hình tiêm vắc-xin của Việt Nam và mở cửa du lịch ở châu Âu, bức tranh ngành du lịch sang đầu năm 2022 sẽ mang màu sắc tươi sáng hơn. Sau khi qua thời điểm “chạm đáy” thì chắc chắn sẽ là mũi tên đi lên.

Tuy nhiên, lộ trình để đi lên sẽ phải lâu hơn chúng ta mong chờ, hiện tại theo 3 lộ trình mà chúng ta đã đặt ra.

Chúng tôi dự đoán phải đến tháng 7/2022 thì lượng khách quốc tế mới đạt được khoảng 50% so với cùng giai đoạn năm 2019.

NĐT: Là một doanh nghiệp đã vượt qua được quãng thời gian du lịch chạm đáy, bà có lời khuyên gì cho những công ty khởi nghiệp ?

Với tôi, yếu tố con người là gốc rễ, các bạn cần có một đội ngũ tinh nhuệ, có thể không phải là những nhân viên tốt nhất trên thị trường, nhưng sẽ phải là nhân viên có chung tầm nhìn, có thể cùng chung một chuyến tàu.

Người lãnh đạo phải xây dựng cho nhân viên tâm lý vui vẻ mỗi ngày đi làm, và đến với công ty thì sẽ có thêm được nhiều giá trị.

Vì vậy, các công ty khởi nghiệp cần có những chương trình đào tạo cho nhân viên, giúp họ hiểu đây là môi trường nên gắn bó.

NĐT: Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Hoa Trà - Trọng Tùng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.