Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại biên. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ngày một tăng cao, đây là con số đáng báo động bởi vì bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt. Phần lớn người người bệnh không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám bác sỹ.
Triệu chứng ban đầu của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường
Triệu chứng của bệnh dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác (Ảnh minh họa)
Thông thường bệnh suy giãn tĩnh mạch biểu hiện ở 2 khía cạnh: triệu chứng cơ năng (là những dấu hiệu chỉ có người bệnh cảm nhận được) và triệu chứng thực thể (là những dấu hiệu có thể nhìn thấy). Triệu chứng cơ năng của bệnh giãn tĩnh mạch thường là cảm giác đau nhức, nặng chân, mỏi chân, cảm giác nóng, ngứa, co cứng hay chuột rút về đêm, khi đứng cảm thấy tê như máu chảy dồn xuống chân, cảm giác châm chích rất khó chịu.
Triệu chứng thực thể là: Có những đường vành mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da…
Các triệu chứng cơ năng của bệnh tĩnh mạch dễ bị chẩn đoán nhầm là bệnh của xương khớp hay thần kinh ngoại biên. Vì vậy việc chuẩn đoán chính xác được bệnh đôi khi không hề đơn giản.
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, suy giãn tĩnh mạch có thể gây tử vong
Nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng như: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
– Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
– Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
– Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch có thể gây nguy hiểm cho người bệnh (Ảnh minh họa)
Báo động tình trạng suy giãn tính mạch ngày càng trẻ hóa
Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay suy tĩnh mạch là bệnh mãn tính, thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi – do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Nhưng hiện nay nó cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Nhất là những phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
Phương pháp điều trị
Có 2 phương án điều trị suy giãn tĩnh mạch là tự chữa tại nhà bằng cách sử dụng thuốc, tất (vớ) và sử dụng các thủ thuật, phẫu thuật can thiệp.
Dùng dược liệu:
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì thuốc uống là một trong những lựa chọn thích hợp nhất để cải thiện các biểu hiện bệnh và ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các dược liệu có thể sử dụng để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả như:
- Nhân sâm: có tác dụng tăng cường sức co bóp của tim, từ đó tăng tạo lực hút máu từ tĩnh mạch (đặc biệt là những tĩnh mạch xa như tĩnh mạch chi dưới) và lực đẩy máu giàu oxy, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
- Hoàng kỳ: tác dụng làm tăng tính co và biên độ co mạch.
- Hòe hoa: giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mạch máu, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu bị tổn thương, cầm máu, chống kết tập tiểu cầu, chống viêm, hạ cholesterol máu, cường tim.
- Đương quy: có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sung. Nhiều nghiên đã chứng minh có mối liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương quy theo y học cổ truyền với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo tây y như bệnh tim mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn.
- Địa long: trên hệ tim mạch, nhờ hoạt chất chính là Lumbritin, địa long có tác dụng phá huyết.
Một số được liệu quý hỗ trợ điều trị hiệu quả suy giãn tĩnh mạch (Ảnh minh họa)
Dùng vớ (tất) y khoa:
Vớ y khoa giúp máu lưu thông tốt, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch. Ưu điểm của phương pháp này là người bệnh không phải bỏ ra quá nhiều chi phí và công sức, cách sử dụng vớ y khoa cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Tùy khí hậu và điều kiện làm việc hay sinh hoạt mà chọn loại tất cho phù hợp (loại gối, đùi, giữa đùi). Cứ 6 tháng, người bệnh nên thay một đôi, không mang vớ khi ngủ.
Tuy nhiên, việc sử dụng vớ y khoa cũng mang lại khá nhiều bất tiện cho người bệnh. Thường thì ngưởi sử dụng sẽ phải mang vớ y khoa cả ngày và chịu áp lực ép hai chân nên sẽ rất khó chịu, không được thoải mái ảnh hưởng ít nhiều đến lối sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng vớ y khoa.
Các thủ thuật, phẫu thuật:
Các phương pháp này nhằm phá bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm những tĩnh mạch này không còn chức năng đưa máu về tim, cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho người bệnh. Các phương pháp phổ biến hiện nay như:
- Xơ hóa
- Dùng Laser
- Microsclerotherapy
- Cắt đốt trị liệu
- Phẫu thuật bằng nội soi
- Phẫu thuật tĩnh mạch
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh