Báo Sức khỏe& Đời sống đưa tin, Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mọi người nên bỏ một số thói quen ăn uống để ngăn chặn nhiễm virus từ người bị bệnh sang người lành, nhất là khi tình hình dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp, biến chủng Omicron lây lan nhanh.
Ăn lẩu cùng nhiều người: Lẩu là món ăn rất hấp dẫn và phù hợp với thời tiết mùa đông lạnh rất là trong dịp Tết. Tuy nhiên, khi ăn lẩu, mọi người thường dùng chính đôi đũa của mình nhúng vào nồi lẩu chung để gắp thức ăn trong nồi lẩu vào bát, đưa lên miệng ăn.
Dùng chung một bát nước mắm, muối chấm: Trong mâm cơm của người Việt từ trước tới nay vẫn có thói quen dùng chung một bát nước mắm hoặc gia vị chấm. Trong các mâm cỗ hay tiệc cưới hỏi, ma chay, bát nước chấm cũng vẫn được dùng chung cho cả mâm cơm 6 người ngồi ăn. Vì bát nước mắm và gia vị được dùng chung trong mâm cơm nên mọi người thường dùng đũa của mình để cùng chấm vào bát nước chấm.
Để phòng covid-19, mỗi người cần có bát nước chấm hay đĩa muối riêng để dùng tùy theo sở thích và bảo đảm an toàn hơn.
Dùng đũa của mình gắp thức ăn mời người khác: Nhiều người vẫn hay giao tiếp khi ăn tiệc hoặc tỏ lòng hiếu khách khi có khách tới nhà ăn cơm bằng cách gắp thức ăn cho người khác.
Cũng có những khi gia đình ăn cơm không có khách nhưng một số người vẫn giữ thói quen tiếp thức ăn cho người lớn tuổi hoặc dùng đũa của mình đảo đi đảo lại thức ăn trong đĩa thức ăn chung. Một số người gắp thức ăn cho thẳng vào miệng chứ không cho thức ăn vào bát rồi mới đưa lên miệng ăn.
Những hành động này cũng sẽ là nguy cơ khiến bạn bị nhiễm covid-19. Vì vậy, trên bàn ăn cần có thìa, muỗng hay đôi đũa để dùng chung. Mỗi người có thể tiếp thức ăn cho người khác hoặc lấy thức ăn cho mình bằng đôi đũa hay thìa dùng chung.
Nhai cơm, mớm cơm đút cho trẻ: Khi đút cháo, bột cho trẻ, nhiều người vẫn hay cho vào miệng của mình quén cho thìa cháo, bột gọn để tránh bị rơi, rớt rồi mới cho vào miệng trẻ.
Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm tưởng chừng như không còn nhưng thực ra vẫn đang diễn ra. "Bệnh từ miệng vào", vì vậy, cần thay đổi một số thói quen ăn uống để ngăn chặn nguy cơ không đưa virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời làm lây nhiễm virus từ người bị bệnh sang người lành.
Thông tin trên báo Thanhnien.vn, nếu trong nhà có người bị nhiễm covid-19, bạn cần xem xét 8 lời khuyên sau về cách phòng ngừa lây nhiễm:
Xét nghiệm covid-19 cho bản thân: Boldsky dẫn lời các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, nếu người trong nhà có kết quả dương tính với covid-19, hãy làm xét nghiệm covid-19 cho chính bạn càng sớm càng tốt. Xét nghiệm âm tính có thể do lượng virus có thể ở dưới mức phát hiện.
Độ nhạy của các xét nghiệm tăng đáng kể vào 5 đến 7 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng, vì vậy bạn cần được xét nghiệm covid-19 bổ sung trong hoặc sau đó.
Hạn chế liên hệ với người mắc covid-19: Trong hướng dẫn chăm sóc người bị covid-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyên rằng người mắc covid-19 nên tách mình ra khỏi những người khác trong nhà ít nhất 2m.
Ngoài ra, người mắc covid-19 nên sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt. Người mắc covid-19 nên được cách ly tối thiểu 14 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính, và lâu hơn trong những trường hợp nghiêm trọng.
Luôn mở cửa sổ: Các nghiên cứu chỉ ra virus có thể tồn tại trong không khí dưới dạng những giọt bắn, hạt khí dung và tăng khả năng lây nhiễm sang người khác khi ở trong môi trường kín. Do đó nên mở cửa sổ để thông thoáng, tăng cường lưu thông không khí
Đeo khẩu trang: CDC cho biết người bị bệnh nên đeo khẩu trang khi ở gần những người khác và bất kỳ ai sống chung cũng nên đeo khẩu trang. Khẩu trang giúp ngăn chặn lây nhiễm virus qua đường hô hấp từ mũi và miệng của người bị nhiễm bệnh.
Rửa tay và khử trùng bề mặt: CDC Mỹ đề nghị nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi ở gần người bị bệnh. Sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn hoặc với xà phòng và nước.
Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch. CDC cũng khuyến nghị làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng tiếp xúc mỗi ngày như tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn làm việc, nhà vệ sinh, vòi nước, bồn rửa.
Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cơ thể trao đổi chất tốt và khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia cho rằng tình trạng sức khỏe không tốt dẫn đến nhiều biến chứng covid-19 và có thể cải thiện sức khỏe bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Dựa vào các nguồn đáng tin cậy: Có rất nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội và Internet khuyến nghị mọi thứ, từ việc uống một số loại thuốc đến tắm nước nóng để bảo vệ bạn khỏi mắc covid-19.
Hầu hết đề xuất này đều chưa được chứng minh hoặc thậm chí có thể nguy hiểm nếu làm theo. Vì vậy nên chọn lọc và tham khảo tham khảo thông tin từ các nguồn đánh tin cậy
Trò chuyện với một người bạn và người thân: Bạn bè và gia đình là nơi bạn có thể bày tỏ cảm xúc của bạn những thời điểm khó khăn. Nếu bạn đã tiếp xúc với người dương tính với covid-19, thì việc trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, bao gồm sợ hãi, lo lắng, trầm cảm và cô đơn và suy nhược. Bạn nên tâm sự với bạn bè mọi khó khăn, điều đó có thể cải thiện và củng cố sức khỏe tinh thần của bạn.
Phong Anh (Tổng Hợp)