5 mục tiêu, 10 giải pháp phát triển nông nghiệp

Lê Tuấn

Lê Tuấn

Thứ 5, 17/02/2022 18:51

Sáng 17/2/2022, Bộ NN-PTNT tổ chức họp báo công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 20230, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch phát triển và tầm nhìn nông nghiệp nông thôn vừa nêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 nhằm mục tiêu hiện thực hóa định hướng Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, tập trung vào đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những thành tựu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường.

Người Đưa Tin xin tóm lược một số điểm chính, đáng chú ý trong Chiến lược dài hạn của Bộ NN-PTNT.

5 mục tiêu định hướng

Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn được Bộ NN-PTNT xây dựng hướng đến mục tiêu xây dựng nông nghiệp Việt Nam hiện đại năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và nâng cao sức cạnh tranh. Qua đó, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người nông dân và dân cư khu vực nông thôn. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa giữa gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an ninh, trật tự.

Phấn đấu đạt mục tiêu, đến năm 2050 đưa Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn trở thành “nơi đáng sống”, nơi không còn hộ nghèo.

So với những Quy hoạch phát triển trước đây, Chiến lược lần này có rất nhiều điểm sáng đột phá đáng chú ý. Dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về mặt tư duy thể chế và chính sách.

Sự kiện - 5 mục tiêu, 10 giải pháp phát triển nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Tính toàn diện và bao trùm trong định hướng là tính chất xuyên suốt, đưa ra các giải pháp hết sức cụ thể nhằm mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân tri thức văn minh. Trong đó, nêu bật ý nghĩa của công tác chuyển đổi từ tư duy sản lượng sang nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải và thích ứng với chuyển đổi khí hậu.

Trong xu thế thời đại hiện nay, thị trường đóng vai trò quyết định, tác động và quyết định trực tiếp đến sản xuất. Vì vậy, chuyển đổi tư duy sản lượng sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị là điều tất yếu. Tư duy này sẽ tránh được nhiều rủi ro trong sản xuất cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế tối đa tình trạng “được mùa mất giá” và giải bài toán “đầu ra” cho nhiều lĩnh vực.

Phương thức sản xuất cần phải đổi mới, tiệm cận hơn với mặt bằng phát triển khoa học kỹ thuật, lấy kinh tế hợp tác làm động lực để phát triển kinh tế nông hộ, gắn kết với doanh nghiệp nhằm xây dựng các chuỗi giá trị. Hạn chế, tiến tới hoàn toàn xóa bỏ việc xuất bán các nông sản thô, gia công.

Sự kiện - 5 mục tiêu, 10 giải pháp phát triển nông nghiệp (Hình 2).

Vai trò của người nông dân được nâng cao, đặt vào làm chủ thể phát triển. Công tác xây dựng nông thôn mới chú trọng chiều sâu, tập trung phát triển cộng đồng từ cấp thôn, bản.n Qua đó, phát huy vai trò của các Hiệp hội, ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp….trong việc cùng kiến tạo không gian phát triển, định hình thể chế, chính sách nông nghiệp.

“Ly nông bất ly hương”, xây dựng nền “kinh tế dịch vụ” ở khu vực nông thôn thông qua các cải cách mới về phát triển công nghiệp và kinh tế phi nông nghiệp, giảm tải cho các trung tâm kinh tế, thành phố lớn.

Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, thúc đẩy mô hình tín dụng vi mô, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn…Đổi mới công tác tổ chức nông dân và nghiệp đoàn lao động nhằm chính thức hóa các lao động phi chính thức.

10 giải pháp thực hiện

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, Bộ NN-PTNT cũng đề ra 10 nhóm giải pháp hết sức thiết thực, đưa vào chương trình hành động cụ thể.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy để thống nhất nhận thức và hành động từ người dân, doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng trong và ngoài phạm vi nông nghiệp.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tổ hợp tác, hợp tác xã trong việc sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ, Bộ NN-PTNT sẽ tập trung thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này thông qua công tác đổi mới chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó hình thành lên hệ sinh thái ngành hàng xuyên suốt.

Sự kiện - 5 mục tiêu, 10 giải pháp phát triển nông nghiệp (Hình 3).

Tổ chức đa dạng các hình thức đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ cho nông dân, lao động trẻ khu vực nông thôn. Đặt mục tiêu, đào tạo gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp sản xuất. Tăng vốn đầu tư công, đổi mới cơ chế quản lý trong nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết công – tư, xã hội hóa nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Chủ động phát huy cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại để tăng cường xuất khẩu chính ngạch, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đảm bảo “đầu ra” ổn định cho nông sản. Tập trung phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng, kết nối vùng sản xuất chuyên canh với hệ thống tiêu thụ, hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn liền với chuỗi sản xuất logistics ở vùng trọng điểm. Các Hiệp hội ngành hàng sẽ được trao nhiều quyền hơn theo phân cấp. Chủ động xây dựng hệ thống thông tin cung cầu đa chiều và minh bạch để nâng cao năng lực phân tích, dự báo.

Hạ tầng thủy lợi, hệ thống phòng chống thiên tai, cảng cá, khu neo đậu…cũng sẽ được đầu tư và xây dựng hoàn thiện. Trong đó, hạ tầng phục vụ chuỗi chế biến và bảo quản lạnh được chú trọng phát triển.

Sự kiện - 5 mục tiêu, 10 giải pháp phát triển nông nghiệp (Hình 4).

Thực hiện đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua hình thức trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đặc biệt, các tổ chức nông dân, HTX, doanh nghiệp được phân cấp tham gia cung cấp nhiều dịch vụ công.

Nhấn mạnh chuyển đổi số nông nghiệp là xu thế tất yếu, thông qua quá trình này, Bộ NN-PTNT sẽ tạo lập cơ sở dữ liệu ngành trên nền tảng số. Thúc đẩy phát triển mô hình nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất, thương mại, cảnh báo dịch bệnh…

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, tăng diện tích rừng trồng mới…để giảm phát thải khí nhà kính.

Phát triển các chương trình hợp tác đa quốc gia để thu hút nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu các thành tựu về khoa học và công nghệ từ những nước phát triển.

Cũng trong Chiến lược phát triển lần này, Bộ NN-PTNT sẽ triển khai một số cơ chế, chính sách mang tính chất đột phá về quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc nông nghiệp, tăng đầu tư công cho nông nghiệp. Đồng thời, đưa ra những chính sách thuế, các gói tín dụng phù hợp để kích thích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.