6 vấn đề giải bài toán chính sách tài khoá 2022

6 vấn đề giải bài toán chính sách tài khoá 2022

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 5, 30/09/2021 | 13:06
0
Chuyên gia cho rằng lập dự toán ngân sách thận trọng là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp song cần tránh quá cứng nhắc do nhiều yếu tố bất định.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có những thay đổi khó lường và gần như hết hy vọng về chính sách Zero covid (Không còn Covid), sống chung với dịch bệnh trở thành lựa chọn của nhiều quốc gia. Vì vậy, theo đóng góp của PGS. TS. Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính trong Toạ đàm Kinh tế, xây dựng chính sách tài khóa năm 2022 sẽ phải quan tâm đến một số vấn đề còn thấy được từ chính sách năm 2021.

Kinh tế vĩ mô - 6 vấn đề giải bài toán chính sách tài khoá 2022

PGS. TS. Vũ Sỹ Cường

Bài học từ chính sách tài khoá 2021

Thứ nhấtrủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và tăng chi NSNN.

Theo đó, sự xuất hiện của COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế các quốc gia trong đó có Việt Nam, chính  vì sự khó đoán của dịch bệnh nên trong những  năm tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động thu – chi NSNN của nước ta chắc chắn vẫn còn những biến chuyển.

Về dự báo kinh tế toàn cầu, OECD và IMF đều cho rằng tăng trưởng toàn cầu là chỉ tăng trưởng từ 4-5 % cho năm 2022. IMF ước tính đại dịch đã làm giảm thu nhập bình quân đầu người ở các nền kinh tế phát triển 2,8% mỗi năm, tương ứng với xu hướng trước đại dịch giai đoạn 2020-2022. Hơn  nữaa, trong giai  đoạn  dài  hơn từ  2021-2025, tốc độ tăng trưởng này là rất khó dự đoán vì phụ thuộc rất lớn vào khả năng chống chọi với dịch bệnh.

Thứ hai, dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện dự toán chi tiêu từ NSNN vẫn luôn có nhiều thách thức nhất là với chi đầu tư. 

Kinh tế vĩ mô - 6 vấn đề giải bài toán chính sách tài khoá 2022 (Hình 2).

Tính toán của PGS. TS. Vũ Sỹ Cường từ số liệu Bộ Tài chính và TCTK, số năm 2021 là con số dự toán

Số liệu cho thấy việc lập dự toán và chấp hành dự toán đúng luôn là vấn đề chưa được giải quyết khi mà số ngân sách chuyển nguồn hàng năm luôn rất cao (tỉ lệ này giảm đi đôi chút vào giai đoạn 2012-2014 và lại tăng cao trở lại vài năm gần đây).

Khi mà ngân sách chuyển nguồn quá lớn lên tới gần 40% tổng chi cân đối NSNN (2019) thì hiệu quả của chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế trong năm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thứ ba, việc tiếp tục lập ngân sách theo mô hình đầu vào đã bộc lộ những hạn chế rất lớn khi đối phó với dịch bệnh.

Dịch bệnh COVID-19 cũng đã có những tác động rất lớn đến cơ cấu kinh tế và lao động không chỉ năm 2021 mà cho cả giai đoạn 2021-2025. Hàng loạt vấn đề về đào tạo lại lao động, đảm bảo môi trường an toàn cho lao động di cư (nhà ở, trường học, bệnh viện) đặt ra những yêu cầu mới trong lập kế hoạch tài chính, đầu tư trung hạn.

Thứ tư, theo nghiên cứu gần đây của TS. Đinh Trường Hinh (2021) về chính sách tài khóa hỗ trợ sau COVID-19 của Việt nam, chính sách tài khóa hỗ trợ của Việt nam còn quá ít và quá thận trọng.

Cũng về vấn đề này, Ngân hàng Thế giới dự báo, COVID-19 sẽ làm tăng tỉ lệ nghèo đói ở các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Vì vậy, chính sách tài khóa dành cho xóa đói giảm nghèo và phục hồi sau COVID-19 cũng cần phải được chú ý đặc biệt. 

Thứ năm, mặc dù Việt Nam là quốc gia có mức độ chi tiêu cho y tế khá so với các quốc gia cùng thu nhập tuy nhiên cơ cấu chi cho y tế cũng là điều cần xem xét.

Cụ thể, việc tập trung quá nhiều nguồn lực vào y tế dự phòng (xét nghiệm và các hoạt động cách ly, truy vết không còn hiệu quả với chủng Delta) trong khi chi cho hoạt động khám chữa bệnh lại không đủ cũng là lý do của khủng hoảng y tế ở TP. Hồ Chí Minh vừa qua.

Thứ sáu, dịch bệnh gây khó khăn cho thu NSNN năm 2021 và cả năm 2022 song nhu cầu chi tiêu rất lớn để hỗ trợ và phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Trên thực tế, Việt Nam là một quốc gia đơn nhất và về nguyên tắc thì NSNN được quản lý thống nhất; tuy nhiên, chỉ có chính sách với thu là tương đối thống nhất.  Còn với chính sách về chi tiêu, Việt Nam là quốc gia có mức độ phân cấp rất lớn trong chi tiêu ngân sách. 

Điều chỉnh chính sách tài khoá 2022 nhằm vượt qua khủng hoảng

Từ những kinh nghiệm có thể nhìn thấy được từ chính sách tài khoá 2022, PGS. TS. Vũ Sỹ Cường cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể tương ứng nhằm tháo gỡ những vấn đề còn tồn đọng, qua đó nhằm tạo những bước chuyển mình tích cực cho kinh tế Việt Nam trong thời kỳ tới.

Thứ nhấtchính sách tài khóa giai đoạn 2021-2025 sẽ cần phải điều chỉnh lại các nội dung cả thu và chi cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể là sau đợt đỉnh dịch lần thứ 4 này.

Thứ hai, dự toán thu và chi NSNN cần tiếp tục duy trì sự thận trọng hơn và theo nguyên tắc lường thu mà chi, cần có giải pháp chính sách để theo dõi và đánh giá về công tác lập dự toán và chấp hành NSNN ở tất cả các cấp.

Việc lập dự toán ngân sách thận trọng là rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song cần tránh quá cứng nhắc trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố bất định.

Kinh tế vĩ mô - 6 vấn đề giải bài toán chính sách tài khoá 2022 (Hình 3).

Việc dự toán thu và chi NSNN cần tiếp tục duy trì sự thận trọng hơn trong năm 2022 (Ảnh minh hoạ)

Thứ ba, Kế hoạch tài chính 5 năm và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm cần có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt, cần nhanh chóng triển khai áp dụng việc lập kế hoạch ngân sách theo đầu ra, đặc biệt với ngành y tế.

Thứ tư, cần xem xét mở rộng các gói hỗ trợ chính sách tài khóa. Do ảnh hưởng của COVID-19 cũng đặt ra hàng loạt vấn đề liên quan đến an sinh xã hội của người dân và rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tái cơ cấu kinh tế cho giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần xem xét các gói chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sau dịch.

Để khuyến khích doanh nghiệp trong một số lĩnh vực tiếp tục bỏ tiền đầu tư và phục hồi sản xuất năm 2021-2022 có thể nghiên cứu chính sách cho phép chuyển lỗ về trước hoặc chính sách cấp bù chi phí (doanh nghiệp bỏ chi phí thì nhà nước sẽ hỗ trợ tăng thêm bằng giảm trừ thuế TNDN phải nộp).

Thứ năm, cần điều chỉnh lại quy mô và cơ cấu chi cho y tế trong NSNN. Cụ thể, cần bố trí đủ nguồn lực cho mua vaccine không chỉ năm 2021 mà cả giai đoạn 2021-2025; đồng thời, tăng chi phí cho điều trị bệnh nhân COVID-19. Điều này cũng đặt ra những vấn đề cho chính sách tự chủ tài chính ở các bệnh viện công hiện nay.

Cuối cùng, vấn đề huy động nguồn ngân sách. Chính phủ cần tiếp tục xem xét các chính sách tài khóa nhằm kích thích cả về phía cung (người sản xuất) và cầu (người tiêu dùng). Để huy động nguồn có thể xem xét đẩy nhanh việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ quyền chi phối (nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang có nhiều thuận lợi như giai đoạn vừa qua).

Hơn nữa, trong trung hạn từ 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, lãi suất huy động có thể tăng trở lại khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phục hồi sau dịch bệnh. Vì vậy, trong trung và dài hạn chính sách tài khóa cần xem xét lại phân cấp chi giữa trung ương và địa phương.

Phục hồi đứt gãy chuỗi cung ứng ngành chế biến chế tạo, cần làm gì?

Thứ 2, 27/09/2021 | 13:11
Điều cần thiết là thay đổi quan điểm chống dịch và kế hoạch chống dịch phải đồng bộ nhất quán mới có thể mở cửa trở lại.

Viện trưởng CIEM: Phục hồi kinh tế cần khung thời gian đến năm 2023

Thứ 2, 27/09/2021 | 11:35
Theo TS.Trần Thị Hồng Minh, phục hồi kinh tế không chỉ tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn, mà còn phải bảo đảm thể chế mạnh mẽ hơn trong 3 - 5 năm tới.

Tổng cục Thuế: Thu ngân sách 4 tháng cuối năm tiềm ẩn nhiều khó khăn

Thứ 4, 08/09/2021 | 12:27
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới công tác thu của ngành thuế trong tháng Tám, dự kiến công tác thu ngân sách những tháng cuối năm còn nhiều thách thức.

Bộ Tài chính: Ngân sách đã chi 18.800 tỷ đồng cho chống dịch

Chủ nhật, 05/09/2021 | 11:10
Tính đến hết tháng 8/2021, ngân sách nhà nước đã chi 17.200 tỷ đồng cho phòng, chống dịch và 1.600 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.