1. Tắt ứng dụng để tiết kiệm pin
Trên thực tế, cả Android và iOS đều có thuật toán quản lý bộ nhớ, tự động tắt bớt các ứng dụng không cần thiết, thường là những ứng dụng không hoạt động trong thời gian dài hoặc chiếm nhiều năng lượng, bộ nhớ hơn mức cần thiết.
Cả Apple và Google đều xác nhận rằng việc đóng ứng dụng không hề giúp smartphone chạy nhanh, thậm chí còn gây tốn pin hơn so với bình thường.
Khi tắt các ứng dụng chạy nền, hệ thống đơn giản sẽ thực hiện việc “đóng băng” hoặc đưa ứng dụng về trạng thái không hoạt động, do vậy khi khởi động lại, smartphone sẽ cần nhiều RAM hơn.
Tắt ứng dụng chạy nền không giúp tiết kiệm pin. Ảnh: TIỂU MINH
2. Xả pin về 0% trước khi sạc
Nhiều người thường có thói quen sử dụng điện thoại đến khi cạn sạch pin hoàn toàn mới bắt đầu cắm sạc. Điều này chỉ đúng đối với những dòng điện thoại đời cũ (giúp hiệu chỉnh cảm biến bên trong sao cho % pin được hiển thị chính xác), tuy nhiên, với những loại pin hiện đại, việc này đã không còn phù hợp.
Việc sử dụng iPhone đến khi tắt nguồn hoàn toàn rất có hại cho viên pin. Do đó, để đảm bảo tuổi thọ cho viên pin, bạn hãy sạc iPhone thường xuyên trong ngày, không nhất thiết phải chờ đến 20% hoặc cạn kiệt hoàn toàn.
Cắm sạc bất cứ khi nào bạn cảm thấy thuận tiện. Ảnh: TIỂU MINH
3. Không sử dụng điện thoại khi đang sạc
Sai lầm này dựa trên ý tưởng rằng nhiệt độ sẽ gây hại cho điện thoại và ảnh hưởng đến tuổi thọ pin.
Thay vào đó, bạn không nên để điện thoại ở những nơi có nhiệt độ cao như ngoài trời, cửa sổ, gỡ bỏ ốp lưng trong khi sạc hoặc không sạc khi điện thoại còn đang nóng…
4. Sử dụng cục sạc của bên thứ ba sẽ làm hỏng điện thoại
Nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng cục sạc của bên thứ ba có thể làm hỏng điện thoại. Điều này chỉ đúng một phần nếu bạn sử dụng những cục sạc không có thương hiệu, giá rẻ…
Thay vào đó, người dùng nên lựa chọn các thương hiệu uy tín như Anker, Belkin, Spigen, HyperJuice… Nếu bạn đang sử dụng điện thoại đắt tiền, không có lí do gì để mua một cục sạc không rõ nguồn gốc hoặc không có thương hiệu.
Sử dụng cục sạc của bên thứ ba hoàn toàn bình thường. Ảnh: TIỂU MINH
5. Sạc nhanh và sạc không dây có thể làm hỏng pin
Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) đã so sánh việc sạc điện thoại bằng phương pháp có dây thông thường với đế sạc không dây, kết quả cho thấy việc sạc có dây sẽ giữ nhiệt độ điện thoại không vượt quá 27 độ, trong khi đó nếu sạc không dây thì nhiệt độ có thể tăng lên 30,5 độ, con số này sẽ giảm nhẹ khi pin gần đầy.
6. Sạc qua đêm sẽ làm hỏng pin
Pin trên các dòng điện thoại thông minh sẽ có cycle (số chu kỳ) khác nhau, thông thường sẽ khoảng 500-1.000 chu kỳ, do đó bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc sạc pin như thế nào cho hợp lý. Điện thoại sẽ tự động ngắt sạc khi pin đạt 100% dung lượng.
Việc sạc điện thoại qua đêm không có gì nguy hiểm hoặc đáng lo, nhưng nếu bạn đặt điện thoại dưới gối trong lúc sạc (hoặc ngủ), điện thoại có thể bị quá nhiệt, gây ra cháy nổ.
7. Tắt Bluetooth và WiFi Direct
Bluetooth và WiFi Direct cho phép bạn truyền các tệp dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác, tuy nhiên, nhiều người cho rằng 2 công nghệ này sẽ khiến điện thoại tốn pin hơn.
Điều này hoàn toàn sai lầm, ở thời điểm hiện tại, công nghệ Bluetooth và WiFi Direct tiêu hao rất ít năng lượng khi không sử dụng.
Minh Hoàng