Dùng gừng cho người bị say nắng
Các chuyên gia chỉ ra, gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Vì thế, chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Ăn gừng vào buổi tối
Người xưa vẫn nói: “Sáng sớm ăn gừng còn tốt hơn uống nước sâm, buổi tối ăn gừng không khác nào ăn thạch tín”. Theo đó, cổ nhân cho rằng thời điểm tốt nhất để ăn gừng là buổi sáng.
Vào khoảng thời gian bắt đầu ngày mới, khí trong dạ dày còn nhiều. Ăn gừng vào lúc này sẽ khiến cho dương khí bốc lên, thải khí độc ra ngoài, tốt cho dạ dày và có tác dụng kiện tỳ.
Ngược lại, vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, ăn gừng lại là một hạ sách. Tính nóng của loại củ này sẽ phát huy tác hại, gây đầy bụng, khó ngủ, lâu ngày sinh ra nóng trong.
Ăn gừng bị dập nát
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Ăn gừng khi bị sốt cao
Các cụ khuyên, tuyệt đối không uống nước gừng khi đáng sốt cao. Bởi vì, gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Ăn quá nhiều
Một nghiên cứu của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây chỉ ra, việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Theo đó, các nhà nghiên cứu của cục FDA đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bạch bằng cách tăng thêm 0,4 – 1% hàm lượng safrol vào thức ăn trong 150 ngày đến 2 năm. Kết quả cho thấy số chuột này đều mắc ung thư gan.
Ăn gừng khi bị đau dạ dày
Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Ăn gừng khi mắc bệnh gan
Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.
Lợi ích từ gừng:
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Đông y cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Đối với người Việt, gừng được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn rất thông dụng, đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến bệnh đường tiêu hoá, cảm lạnh…
Chưa kể, các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay.
Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giảm Cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp. Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp.
Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.
Tiểu Phi (Tổng Hợp)