76% dân số di chuyển bằng ô tô, người Mỹ vật lộn khi giá xăng tăng

76% dân số di chuyển bằng ô tô, người Mỹ vật lộn khi giá xăng tăng

ctv ban 2

ctv ban 2

Thứ 6, 12/08/2022 18:04

Gần 64% người trưởng thành Hoa Kỳ đã thay đổi thói quen lái xe vì giá xăng tăng mạnh. Nhiều người đang chuyển đến các khu vực rẻ hơn để sinh sống.

Abbie Langston, giám đốc kinh tế bình đẳng tại viện nghiên cứu quốc gia PolicyLink, cho biết: “Có thể việc đi làm là điều cần thiết đối với nhu cầu cơ bản của con người và khi những đợt tăng giá xăng quá lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mọi người."

Giá xăng ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống người dân nước Mỹ 

Theo thống kê hơn 76% người Mỹ đi làm bằng ô tô. Vào tháng 6, họ đã chứng kiến ​​giá xăng tăng vọt vượt quá 5 USD mỗi gallon. Đến ngày 11/8 giá xăng đã giảm đáng kể, giá xăng trung bình trên toàn quốc đối với loại xăng không chì thông thường là 3,99 USD, vẫn cao hơn 3,19 USD ở thời điềm một năm trước.

Costanza Bentancor, một phụ nữ đến từ Hồ Mohegan, New York, mất khoảng 20 phút mỗi ngày để đến nơi làm việc và cô ấy cũng thường sử dụng ô tô của mình để đi gặp khách hàng. Bentancor chia sẻ cô ấy gặp nhiều khó khăn khi học cách lập ngân sách chi tiêu hiệu quả vì chi phí sinh hoạt ở Quận Westchester tương đối cao. 

Dữ liệu khảo sát của AAA được công bố vào tháng 7 cho thấy gần 64% người trưởng thành Hoa Kỳ đã thay đổi thói quen lái xe hoặc lối sống của họ kể từ tháng 3 năm nay. Những thay đổi hàng đầu đó bao gồm lái xe ít hơn, kết hợp giảm chi tiêu lặt vặt và giảm mua sắm hoặc ăn uống.

Đối với những người lao động sử dụng phương tiện giao thông công cộng, việc tăng giá xăng có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến giá vé xe buýt hoặc xe lửa của họ, nhưng chi phí sinh hoạt tăng ảnh hưởng đến nhiều khả năng mua vé của họ.

Kinh tế vĩ mô - 76% dân số di chuyển bằng ô tô, người Mỹ vật lộn khi giá xăng tăng

Giá xăng tăng làm thay thói quen đi lại của người dân Mỹ

Nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của giá xăng 

Theo Chỉ số khả năng chi trả của Viện Brookings, chi phí nhà ở và di chuyển chiếm hơn một nửa chi tiêu của một gia đình có thu nhập trung bình. Đối với các gia đình có thu nhập thấp, tỷ lệ chi tiêu cho nhà ở và phương tiện đi lại có thể cao hơn nhiều, điều đó có nghĩa là họ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá cả tăng cao.

Theo ý kiến của bà Langston: “Mọi người thực sự đang gặp khó khăn ngay bây giờ. Họ từ bỏ việc chăm sóc con cái, họ không tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế và cứ ba người ở Mỹ thì có một người đang ở mức hoặc cận nghèo”.

Đại dịch COVID-19 làm nổi bật nhiều bất bình đẳng trong xã hội, bao gồm cả những người phải làm việc tại nhà. Yanira Merino, Chủ tịch quốc gia của Hội đồng lao động vì sự tiến bộ của Mỹ Latinh cho biết: “Phần lớn lực lượng lao động người Latinh và nhập cư không có điều kiện làm việc tại nhà".

Theo Viện Chính sách Kinh tế, chỉ có 16,2% lao động Latinh và 19,7% lao động da đen có thể làm việc tại nhà vào năm 2020, trong khi đó có tới 37% lao động châu Á và 29,9% lao động da trắng không phải gốc Tây Ban Nha làm việc tại nhà.

Theo Yonah Freemark, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Đô thị, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C. về việc các gia đình có thu nhập thấp có xu hướng thuê nhà hơn, điều này khiến họ dễ bị ảnh hưởng khi giá nhà tăng cao. 

Vicente Gonzalez, một nhân viên bưu điện ở Boyle Heights, một vùng lân cận của Los Angeles, đã chứng kiến ​​các thành viên trong thành phố chuyển đi vì họ không đủ khả năng trả tiền thuê nhà. Gonzalez cũng cho biết: “Nhiều người đang chuyển đến các khu vực rẻ hơn, nhưng vì không có việc làm ở đó nên họ phải lái xe cả ngày dẫn đến nhu cầu mua xe điện để tiết kiệm xăng ngày càng tăng cao".

Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, trung bình một công nhân đi làm trong khoảng 26,9 phút. Tuy nhiên theo dữ liệu của National Equity Atlas, công nhân da màu có thời gian đi làm lâu hơn công nhân da trắng ở bất kì mức thu nhập nào.

Kinh tế vĩ mô - 76% dân số di chuyển bằng ô tô, người Mỹ vật lộn khi giá xăng tăng (Hình 2).

Lạm phát nước Mỹ tăng cao, dẫn đến nhiều khó khăn cho người dân 

Thay đổi thói quen trong dài hạn

Giáo sư Asha Weinstein Agrawal của Đại học bang San Jose tin rằng để tạo ra sự thay đổi lâu dài, các quan chức chính phủ cần đầu tư vào giao thông công cộng, bên cạnh đó khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu. Bà cũng đã nhấn mạnh mong muốn giảm chi phí di chuyển của mọi người và giúp họ có nhiều xe điện hơn trong tương lai. Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn đối với các gia đình có mức thu nhập thấp”.

Freemark cho biết, xe đạp điện hoặc xe điện cũng là phương thức giao thông thân thiện với môi trường hơn. Ngoài ra, cả Langston và Freemark đều tin rằng việc tăng lương của người dân và phát triển giá cả nhà ở mức hợp lí sẽ giúp mọi người có thể vượt qua thời kỳ khó khăn.

Mai Anh (theo AP)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.