8-3+3=2 và những lần giáo viên ra đáp án đến phụ huynh cũng "tẩu hỏa nhập ma"

8-3+3=2 và những lần giáo viên ra đáp án đến phụ huynh cũng "tẩu hỏa nhập ma"

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 4, 10/06/2020 15:21

Không biết do nhầm lẫn hay vì lý do gì nhưng có những trường hợp giáo viên ra những đáp án khiến các bậc phụ huynh tranh cãi trên các diễn đàn giáo dục.

Trên các diễn đàn mấy ngày gần đây dân mạng chia sẻ lại hình ảnh bài toán cộng trừ của học sinh tiểu học. Theo đó, đề bài yêu cầu tìm kết quả của phép tính 8 - 3 + 3.

Ai cũng nghĩ việc học sinh viết đáp án bằng 8 là chính xác thì giáo viên lại sửa lại với đáp án là 2 kèm lời phê “con chưa hiểu bài"?!

Giáo dục - 8-3+3=2 và những lần giáo viên ra đáp án đến phụ huynh cũng 'tẩu hỏa nhập ma'

Giáo viên chấm sai kèm lời phê học sinh chưa hiểu bài

Một số cho rằng giáo viên chấm sai, nhưng cũng không ít người đồng tình câu trả lời của giáo viên.

"Theo nguyên tắc thì nhân chia trước, cộng trừ sau. Nếu cộng trước, trừ sau thì rõ ràng là giáo viên đúng", một người bình luận.

"Nhân chia trước cộng trừ sau chỉ là cách nói thôi, không nhất thiết cứ lần lượt cộng xong rồi mới trừ. Trong Toán học chỉ ưu tiên nhân chia trước. Rõ ràng đáp án là 8", một tài khoản phản bác.

Gần đây, nhiều bậc phụ huynh cũng truyền tay nhau bài toán tính số kẹo. Đáng nói, tuy không phải những phép tính cao siêu mà chỉ đơn giản là phép cộng trừ nhân chia dành cho các bạn học sinh tiểu học nhưng cô giáo cũng chấm sai.

Giáo dục - 8-3+3=2 và những lần giáo viên ra đáp án đến phụ huynh cũng 'tẩu hỏa nhập ma' (Hình 2).

Thêm một bài toán gây tranh cãi

Cụ thể, đề bài như sau: "Sau khi Nam cho Bắc 5 cái kẹo thì Bắc có 18 cái kẹo. Hỏi lúc đầu Bắc có bao nhiêu cái kẹo?".

Dựa vào đề bài cũng như bảng tóm tắt bên cạnh, chúng ta có thể thấy rõ đáp án là: 18 - 5 = 13 cái kẹo mới đúng. Tuy nhiên, giáo viên đã gạch đi và sửa thành 18 + 5 = 23. 

Chỉ sau hơn 1 giờ đăng tải, bài đăng đã nhận được 4100 bình luận trong một group kín. Nhiều người chia sẻ cũng đã làm sai như cô giáo do không chú ý nhiều đến câu chữ khi đã nhầm lẫn một trong hai dữ kiện: "Nam cho Bắc" thành "Bắc cho Nam" hoặc người ta hỏi "lúc đầu Bắc có bao nhiêu cái kẹo" thành "lúc sau Bắc có bao nhiêu cái kẹo".

Giáo dục - 8-3+3=2 và những lần giáo viên ra đáp án đến phụ huynh cũng 'tẩu hỏa nhập ma' (Hình 3).

Giáo viên nhầm lẫn dẫn đến chấm sai

Còn nhớ, năm 2017, trên một trang mạng có nhiều chị em phụ nữ tham gia chia sẻ một bài kiểm tra của học sinh tiểu học cũng được quan tâm rất nhiều.

Theo đó, bài viết chia sẻ rằng trong một phần bài tập của học sinh tiểu học có câu hỏi: 

Mỗi con trâu có 4 chân. Hỏi 6 con trâu có bao nhiêu chân?

Học sinh giải: 6 con trâu có số chân là:

6 x 4 = 24 (chân). Đáp số: 24 chân.

Tuy nhiên, kết quả chấm bài lại cho thấy cô giáo chỉ ra cách giải của học sinh này là sai. Cụ thể "theo cải cách thì phải 4 x 6 mới đúng, còn để 6 x 4 là sai?!!".

Đáp án chấm điểm và câu trả lời của giáo viên gây nhiều tò mò, khó hiểu cho các bậc phụ huynh dẫn đến những bình luận trái chiều.

Một phụ huynh cho rằng: "Mình thấy hoàn toàn đúng, đề hỏi 1 con trâu có 4 chân, vậy 6 con trâu có bao nhiêu chân. Bạn nhỏ này trả lời: 6 con trâu có số chân là: 6 x 4=24 (chân)".

Tuy nhiên, trái với quan điểm trên, một người dùng phân tích rõ ràng:

“Mọi người đừng áp dụng tính chất giao hoán ở đây làm gì vì tiểu học chưa có tính chất giao hoán. Nếu viết phép cộng số chân con trâu là 4+4+4+4+4+4=24. Từ đây chuyển phép nhân là 4 x 6 theo đúng nguyên tắc.

Nếu phép tính 6 x 4 thì chuyển phép cộng 6+6+6+6=24. Nhưng, nếu như thế này thì hóa ra 4 con trâu và mỗi con có 6 chân ạ?”.

Ngoài những bài toán trên cũng có rất nhiều hình ảnh được người dùng mạng đưa lên MXH, tuy nhiên tính chân thực không cao, không loại trừ trường hợp tạo dựng để đưa lên mạng “câu view”.

Lê Lan (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.