ADB cho vay 190 triệu USD xây đại học bậc cao

ADB cho vay 190 triệu USD xây đại học bậc cao

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
0
Ban Giám đốc điều hành ADB vừa thông qua một khoản vay trị giá 190 triệu USD xây dựng trường Đại học Khoa học – Công nghệ Hà Nội.

Thông tin từ ADB cho hay, dự này kết hợp 2 nguồn vốn: 170 triệu USD vốn vay thông thường (OCR), và 20 triệu USD từ Quỹ Phát triển châu Á (ADF).

Khoản vay từ nguồn vốn OCR có thời hạn là 26 năm, trong đó có 6 năm ân hạn, với mức lãi suất như quy định trong cơ chế cho vay LIBOR. Khoản hỗ trợ từ nguồn vốn ADF có thời hạn là 32 năm với 8 năm ân hạn và có mức lãi suất 2,02%.

ADB công bố hỗ trợ tín chấp 190 triệu USD cho Việt Nam xây đại học bậc cao

Cũng thuộc chương trình tài trợ này của ADB, Chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ bổ sung thông qua một khoảng trị giá 100 triệu euro trong hơn vòng 10 năm. Phần vốn đối ứng từ phía Chính phủ Việt Nam là 23 triệu USD.

Theo chuyên gia cao cấp về giáo dục tại khu vực Đông Nam Á của ADB, ông Norman LaRocque, mô hình đại học này sẽ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và giảng dạy khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp.

Bên cạnh việc hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ cho 5.000 sinh viên theo dự kiến, dự án sẽ thiết lập các hệ thống quản lý và quản trị điều hành hiện đại cũng như hỗ trợ năng cao năng lực cho các cán bộ cấp cao.

Dự án cũng thiết lập các trung tâm nhằm thúc đẩy các chương trình và công trình nghiên cứu chất lượng cao, và giúp kết nối những nhóm công nghiệp này với khu vực tư nhân. Những chương trình này sẽ tạo ra một mô hình có thể sao chép lại tại các trường đại học khác trong tương lai.

“Mô hình mới này sẽ mang lại một khuôn khổ chính sách cải thiện cho những lĩnh vực quản trị điều hành, tài chính và kiểm định chất lượng của các trường đại học, và những cơ chế này có thể được nhân rộng trên toàn quốc”, ông LaRocque cho biết.

Lạm phát được quan tâm đặc biệt

Các vấn đề lớn như an ninh lương thực, vượt bẫy thu nhập trung bình, đối phó với sự bất ổn của các dòng vốn nóng, phát triển hạ tầng, biến đổi khí hậu … sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong 3 ngày (từ 3-6/5/2011).

Tại buổi họp báo trước phiên khai mạc, Ông Nguyễn Văn Giàu-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: “Hội nghị thường niên lần này có sự tham gia của khoảng 3.600 đại biểu và khách mời đến từ 67 quốc gia, lãnh thổ là thành viên của ADB.

Bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 44 sẽ có gần 20 cuộc hội thảo và thuyết trình”.

Đáng chú ý là cuộc hội thảo mang chủ đề “Châu Á năm 2050”, nhằm bàn thảo về những cách thức phải thực hiện trong 40 năm tới để duy trì động lực cho quá trình tăng trưởng đáng ghi nhận mà châu Á đã đạt được trong những thập niên vừa qua.

Trong khuôn khổ hội nghị năm nay cũng sẽ diễn ra “chương trình ngày Việt Nam”. Theo đó, hội nghị cấp cao về kinh doanh diễn ra với sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao đến từ nước chủ nhà Việt Nam và các diễn giả quốc tế.

Tại cuộc họp báo, vấn đề lạm phát tại khu vực và Việt Nam được các phóng viên quốc tế cũng như trong nước đặc biệt quan tâm.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên nước ngoài về tình hình lạm phát tại Việt Nam, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: “Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề ra những giải pháp mạnh mẽ nhằm ổn định vĩ mô, đặc biệt với việc ban hành Nghị quyết 11. Chúng tôi tin tưởng Nghị quyết này là chính sách đúng đắn để kiểm soát lạm phát, song nó đòi hỏi thời gian để phát huy hiệu quả”.

Hội nghị lần này diễn ra trong thời điểm khá đặc biệt, khi Việt Nam trên cương vị nước chủ nhà đã chính thức đứng trong nhóm nước có thu nhập trung bình sau 25 năm đổi mới. Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo - một lĩnh vực được ADB đặc biệt quan tâm.

Đức Kế

Lạm phát là vấn đề được quan tâm đặc biệt

Các vấn đề lớn như an ninh lương thực, vượt bẫy thu nhập trung bình, đối phó với sự bất ổn của các dòng vốn nóng, phát triển hạ tầng, biến đổi khí hậu … sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thường niên lần thứ 44 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong 3 ngày (từ 3-6/5/2011).

Tại buổi họp báo trước phiên khai mạc, Ông Nguyễn Văn Giàu-Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: “Hội nghị thường niên lần này có sự tham gia của khoảng 3.600 đại biểu và khách mời đến từ 67 quốc gia, lãnh thổ là thành viên của ADB. Bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 44 sẽ có gần 20 cuộc hội thảo và thuyết trình”.

Đáng chú ý là cuộc hội thảo mang chủ đề “Châu Á năm 2050”, nhằm bàn thảo về những cách thức phải thực hiện trong 40 năm tới để duy trì động lực cho quá trình tăng trưởng đáng ghi nhận mà châu Á đã đạt được trong những thập niên vừa qua.

Trong khuôn khổ hội nghị năm nay cũng sẽ diễn ra “chương trình ngày Việt Nam”. Theo đó, hội nghị cấp cao về kinh doanh diễn ra với sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao đến từ nước chủ nhà Việt Nam và các diễn giả quốc tế.

Tại cuộc họp báo, vấn đề lạm phát tại khu vực và Việt Nam được các phóng viên quốc tế cũng như trong nước đặc biệt quan tâm. Trả lời câu hỏi của các phóng viên nước ngoài về tình hình lạm phát tại Việt Nam, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: “Chính phủ Việt Nam đã chủ động đề ra những giải pháp mạnh mẽ nhằm ổn định vĩ mô, đặc biệt với việc ban hành Nghị quyết 11. Chúng tôi tin tưởng Nghị quyết này là chính sách đúng đắn để kiểm soát lạm phát, song nó đòi hỏi thời gian để phát huy hiệu quả”.

Hội nghị lần này diễn ra trong thời điểm khá đặc biệt, khi Việt Nam trên cương vị nước chủ nhà đã chính thức đứng trong nhóm nước có thu nhập trung bình sau 25 năm đổi mới. Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo – một lĩnh vực được ADB đặc biệt quan tâm.

Tag: ân hạn