Án chung thân cho “nữ quái” chiếm đoạt 860.000 USD tiền “chạy” giấy phép đầu tư dự án

Án chung thân cho “nữ quái” chiếm đoạt 860.000 USD tiền “chạy” giấy phép đầu tư dự án

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 5, 18/11/2021 17:09

Tự nhận có nhiều mối quan hệ quen biết, có khả năng xin được giấy phép đầu tư các dự án, Lê Thị Mây đã lừa đảo chiếm đoạt 860.000 USD.

Trong hai ngày 17, 18/11, TAND Tp.Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Lê Thị Mây, SN 1986, trú phường Hòa Cường Bắc, quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Theo hồ sơ, Công ty CP Vietnet Investment Group do ông Đỗ Hữu Dũng (trú thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) làm Giám đốc, tuy nhiên mọi hoạt động đều do vợ chồng bà Trần Thị Ngọc Lan và ông Văn Công Quang (cùng trú 204 Hàn Thuyên, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng) điều hành.

Khoảng tháng 2/2019 đến tháng 5/2019, Công ty CP Vietnet Investment Group có nhu cầu tham gia đầu tư vào các Dự án xử lý rác thải Tp.Đà Nẵng, Dự án Nhà máy xử lý rác thải tỉnh Quảng Nam và Dự án khu dân cư phía Nam thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), thông qua sự giới thiệu của ông Đỗ Hữu Dũng, vợ chồng bà Lan gặp Lê Thị Mây để liên hệ hỏi về việc xin giấy phép đầu tư.

Qua tiếp xúc, Mây lấy tên giả là Trần Thu Hà và đưa thông tin gian dối có nhiều mối quan hệ quen biết, có khả năng xin được giấy phép đầu tư các dự án cho Công ty của bà Lan trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Để bà Lan tin tưởng, Mây liên hệ với anh Nguyễn Nam Phước (trú tổ 33, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng) và anh Nguyễn Văn Ánh (trú tổ 58, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng) đều là nhân viên Công ty TNHH tư vấn xây dựng miền Trung để nhờ hỏi thủ tục và làm hồ sơ báo cáo công nghệ để được UBND Tp.Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức các buổi thuyết trình giới thiệu về công nghệ xử lý rác thải và báo cáo sơ bộ các nội dung liên quan đến dự định đầu tư.

An ninh - Hình sự - Án chung thân cho “nữ quái” chiếm đoạt 860.000 USD tiền “chạy” giấy phép đầu tư dự án

Bị cáo Lê Thị Mây. Ảnh: Báo Công lý. 

Sau các buổi thuyết trình này, Mây không làm các thủ tục cần thiết theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để được cấp phép đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định mà Mây liên tục đưa ra các thông tin gian dối để bà Lan tin tưởng và qua đó nhiều lần yêu cầu bà Lan đưa tiền làm chi phí rồi chiếm đoạt.

Cụ thể, sau khi hứa hẹn xin được giấy phép cho Công ty CP Vietnet Investment Oroup đầu tư vào Dự án nhà máy xử lý xác thải Tp.Đà Nẵng, ngày 28/2/2019, Mây yêu cầu bà Lan đưa trước 150.000 USD. Vợ chồng bà Lan và anh Dũng đến giao tiền tại nhà Mây tại số 11 đường Bằng Lăng 1, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Tp.Đà Nẵng.

Qua xác minh, tại Báo cáo số 2975/BHTPTĐI-KH ngày 2/12/2012, trong đó có 21 Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất nhưng không có hồ sơ đề xuất của Công ty CP Vietnet Investment Group. Trên thực tế, sau buổi thuyết trình, Mây không làm bất cứ thủ tục gì theo đúng các yêu cầu về trình tự, thủ tục của UBND Tp.Đà Nẵng hướng dẫn để được xem xét cấp giấy phép đầu tư cả.

Khoảng tháng 5/2019, trong quá trình chờ Mây hoàn thành thủ tục xin giấy phép đầu tư Dự án nhà máy xử lý rác thải tại Đà Nẵng, bà Lan trao đổi việc Công ty cũng có nhu cầu đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tỉnh Quảng Nam và xin giấy phép đầu tư khu dân cư phía Nam thị trấn Nam Phước. Mây hứa hẹn sẽ xin được giấy phép hai dự án này trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng.

Để tạo niềm tin cho bà Lan, Mây tiếp tục yêu cầu bà Lan cung cấp thông tin để làm hồ sơ, báo cáo thuyết trình công nghệ gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty CP Victnet Investment Group, Hợp đồng nguyên tắc giữa Công ty CP Vietnet Investment Group và đối tác, báo cáo công nghệ xử lý rác thải. Sau khi Mây nộp hồ sơ thì được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp để nghe giới thiệu về công nghệ xử lý rác thải và báo cáo sơ bộ các nội dung liên quan đến dự định đầu tư Nhà máy đốt chất thải rắn đô thị phát điện tại tỉnh Quảng Nam.

Đáng nói, sau buổi thuyết trình, Mây lại tiếp tục chiêu cũ “án binh bất động”, không làm bất cứ việc gì để xin Giấy phép cho Công ty CP Vietnet Investment Group theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam để được tham gia đầu tư dự án.

Cùng thời gian này, Mây liên hệ với anh Nguyễn Văn Ánh nhờ làm hồ sơ giới thiệu về công nghệ nhà máy xử lý rác thải Quảng Nam và lập hồ sơ quy hoạch tỷ lệ 1/500 đối với dự án khu dân cư phía Nam thị trấn Nam Phước.

Để tạo sự tin tưởng cho bà Lan, Mây giới thiệu để Công ty CP Vietnet Investment Group và Công ty TNHH tư vấn xây dựng miền Trung ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án khu đô thị phía Nam thị trấn Nam Phước.

Sau khi ký hợp đồng thì ông Văn Công Quang chuyển cho anh Ánh tiền tạm ứng hơn 383 triệu đồng. Anh Ánh lập hồ sơ giao cho Mây. Sau khi Mây nhiều lần hứa hẹn nhưng không nhận được giấy phép đầu tư dự án, bà Lan yêu cầu dừng hợp tác thì anh Ánh và bà Lan lập thỏa thuận trả lại 75% số tiền tạm ứng, anh Ánh đã chuyển trả lại số tiền hơn 287 triệu đồng…

Mặc dù không có khả năng xin cấp giấy phép đầu tư cho các Dự án xử lý rác thải Tp.Đà Nẵng, Dự án Nhà máy xử lý rác thải tỉnh Quảng Nam và Dự án khu dân cư phía Nam thị trấn Nam Phước nhưng Mây đưa ra thông tin gian dối có mối quan hệ quen biết, có khả năng xin giấy phép trong vòng 1-3 tháng, sắp có giấy phép đầu tư hoặc đã có giấy phép đầu tư nhưng chưa đóng dấu… để bà Lan tin tưởng giao tổng số tiền 860.000 USD tương đương 19.806.690.000 đồng, rồi chiếm đoạt.

Khi bị bà Lan phát hiện và qua nhiều lần hai bên làm việc, Mây đã trả lại cho bà Lan số tiền 50 ngàn USD và 513.930.000 đồng. Bà Lan yêu cầu Mây tiếp tục trả hết số tiền còn lại.

Tại tòa, Mây cho rằng một số nội dung cáo trạng không đúng với thực tế của sự việc. Cụ thể, bị cáo không phải là người chủ động đề xuất bà Lan đưa tiền; giữa bà Lan và bị cáo không có sự bàn bạc nào trước mà chính bà Lan là người đưa ra đề nghị, nhờ bị cáo “tìm đường” để tham gia vào các dự án.

Bị cáo khẳng định, không dùng tiền của bị hại để sử dụng vào mục đích cá nhân. Bị cáo cũng cho rằng, tất cả số tiền bà Lan đưa, chi vào những gì, chi vào đâu đều được sự đồng ý của là Lan. Vì vậy, đối với số tiền còn lại, bị cáo sai ở đâu thì hoàn trả lại đến đó, một số tiền thực chi cho công việc bị cáo không thể bồi hoàn.

Để làm rõ về số tiền mà bị cáo cho rằng “thực chi cho công việc”, bị hại đề nghị chứng minh, tuy nhiên bị cáo không chứng minh được.

Sau hai ngày xét xử, ngày 18/11 HĐXX TAND Tp.Đà Nẵng tuyên phạt Lê Thị Mây án Chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buộc bị cáo tiếp tục trả cho bị hại số tiền còn lại.

Cũng liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 16/11, TAND TP.Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm Phạm Thị Thúy, SN 1989; ngụ phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng. 

Theo cáo trạng, Thúy là Giám đốc Công ty TNHH MTV Quảng cáo sự kiện Thanh Thúy (trụ sở 35 Lê Bá Trinh, P.Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Tp.Đà Nẵng; ngành nghề đăng ký kinh doanh là tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).

Chi cục thuế quận Hải Châu xác minh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện năm 2018, Công ty Thanh Thúy chỉ thực hiện 2 sự kiện nhỏ lẻ với tổng trị giá hợp đồng là 110 triệu đồng, năm 2019 không có hoạt động kinh doanh nào.

An ninh - Hình sự - Án chung thân cho “nữ quái” chiếm đoạt 860.000 USD tiền “chạy” giấy phép đầu tư dự án (Hình 2).

Bị cáo Phạm Thị Thúy. Ảnh: Công an Tp.HCM. 

Từ năm 2017, Thúy đầu tư giao dịch tiền ảo Bitcoin (là loại tiền tệ kỹ thuật số, được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mã, trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối mạng). Thúy sử dụng pháp nhân của Công ty Thanh Thúy để đầu tư. Trao đổi, giao dịch với mọi người, Thúy nói công ty tham gia một số dự án kinh doanh có quy mô lớn, lợi nhuận cao, thời gian thực hiện ngắn và kêu gọi góp vốn để cùng hưởng lợi.

Tin tưởng chủ doanh nghiệp, nhiều người chung tiền cho Thuý để kinh doanh. Những tháng đầu, Thúy dùng tiền của người này để trả tiền lời cho người khác đã góp nên nhiều người càng tin tưởng và cảm thấy yên tâm đầu tư cùng Thúy.

Từ tháng 4/2018, việc đầu tư tài chính, bất động sản bị thua lỗ, không thể thu hồi vốn, mất khả năng thanh toán nên Thúy vỡ nợ. Thúy tiếp tục đưa ra các thông tin gian dối về việc góp vốn kinh doanh sự kiện quảng cáo thương hiệu và sân golf cho đối tác nước ngoài.

Thúy dùng phần mềm trên điện thoại chỉnh sửa các văn bản của Ngân hàng xác nhận số dư tại các tài khoản ngân hàng của Thúy và Công ty hơn 28 tỷ đồng rồi gửi hình ảnh qua mạng cho người góp vốn để củng cố thêm lòng tiên.

Nhiều người tìm Thúy đòi tiền nhưng không được nên trình báo đến cơ quan chức năng. Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an Tp.Đà Nẵng điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của Thúy. Từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2020, Thúy lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 6 người với 24,440 tỷ đồng.

Trong đó, bà Nguyễn Thị Hải (ngụ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) góp vốn làm sự kiện sân golf cho Thúy tổng cộng 16,165 tỷ đồng. Thúy đã trả lại cho bà Hải gần 6,5 tỷ đồng. Thúy chiếm đoạt của ông Nguyễn Đông Hưng (ngụ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà) 5,120 tỷ đồng (đã trả 375 triệu đồng)…

HĐXX TAND Tp.Đà Nẵng tuyên phạt Phạm Thị Thúy 20 năm tù; buộc trả lại đã tiền chiếm đoạt cho các bị hại

Han (t/h từ Báo Công lý, Công an Tp.HCM) 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.