Án nước ngoài-Luật ta: Một phụ nữ Pháp bị bắt giữ vì khỏa thân trên cầu thiêng ở Ấn Độ

Án nước ngoài-Luật ta: Một phụ nữ Pháp bị bắt giữ vì khỏa thân trên cầu thiêng ở Ấn Độ

Dương Kim Ngân

Dương Kim Ngân

Chủ nhật, 06/09/2020 07:00

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 1 phụ nữ Pháp quay video khỏa thân trên cây cầu linh thiêng bắc qua sông Hằng ở thành phố Rishikesh, bang Uttarakhand.

Án nước ngoài:

Một phụ nữ Pháp bị bắt giữ vì khỏa thân trên cầu thiêng ở Ấn Độ

Cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 1 phụ nữ Pháp quay video khỏa thân trên cây cầu linh thiêng bắc qua sông Hằng ở thành phố Rishikesh, bang Uttarakhand.

Cảnh sát Ấn Độ bắt Marie-Helene, 27 tuổi, hôm 27/8, sau khi người này quay video khỏa thân trên Lakshman Jhula, cây cầu bắc qua sông Hằng, nổi tiếng thế giới và hiện là điểm thu hút khách du lịch.

"Có thể ở Pháp điều này không bị coi là phản cảm", R.K. Saklani, Trưởng đồn cảnh sát nơi người phụ nữ bị bắt, cho biết hôm 29/8. "Nhưng Rishikesh là một thánh địa và Lakshman Jhula là nơi các vị thần Hindu gồm Ram, anh trai Lakshman và vợ là Sita băng qua sông Hằng".

Pháp luật - Án nước ngoài-Luật ta: Một phụ nữ Pháp bị bắt giữ vì khỏa thân trên cầu thiêng ở Ấn Độ

Một phụ nữ Pháp bị bắt giữ vì khỏa thân trên cầu thiêng ở Ấn Độ

Helene đến Rishikesh từ tháng Ba, trước khi các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn covid-19 được áp dụng ở Ấn Độ.

"Cô ấy nói với chúng tôi rằng cô ấy bán tràng hạt trực tuyến và buổi chụp hình nhằm mục đích quảng bá cửa hàng của cô ấy", Saklani cho biết, thêm rằng ngoài video khỏa thân trên cầu, cô này còn chụp ảnh khỏa thân trong một phòng khách sạn.

Cảnh sát được cảnh báo về sự việc sau khi đoạn video và các hình ảnh liên quan của Helene được đăng trên mạng xã hội. Hiện người phụ nữ này được tại ngoại.

Cảnh sát đã tịch thu điện thoại của Helene để phục vụ điều tra. Cô đối mặt các cáo buộc theo luật Internet Ấn Độ với án tù tối đa 3 năm nếu bị kết tội.

Luật ta:

Chưa có quy định xử phạt hành vi khỏa thân nơi công cộng

Văn hóa phương Tây cũng chỉ chấp nhận hành vi này đối với một số nơi nhất định, ví dụ như bãi tắm biển khỏa thân. Không phải quốc gia nào cũng cho phép người dân được khoe cơ thể một cách tự do. Kể cả ở những quốc gia nổi tiếng tự do như Mỹ cũng không ngoại lệ. Tại New York, người cố ý khỏa thân hoặc giao cấu nơi công cộng có thể bị kết án và đối mặt với mức phạt 90 ngày tù giam. Ở Pháp, hành vi phơi bày cơ thể nơi công cộng có thể bị phạt đến 12 tháng tù giam. Tại Singapore, mức phạt cho người tự do nơi công cộng và khỏa thân kín đáo nhưng phát tán cho nhiều người thấy có thể chịu mức phạt 2.000 USD hoặc 90 ngày tù giam.

Còn nhớ các đây mấy năm, 3 du khách Pháp bị chính quyền Campuchia bắt giữ và trục xuất vì tội chụp ảnh khỏa thân ở đền Banteay Kdei trong khu vực đền Angkor Wat nổi tiếng ở Siem Reap. Khi đó chính quyền Campuchia đã quyết định phạt mỗi người 750 USD, 6 tháng tù treo và trục xuất với lệnh cấm nhập cảnh Campuchia trong 4 năm.

Ở Việt Nam cũng đã từng xảy ra một số sự việc tương tự. Đầu tiên làvụ “hot girl” cầm nón khỏa thân ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) và sau đó là vụ 4 người đàn ông khỏa thân trên đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) rồi đăng tải trên mạng xã hội.

Trước đây, hành vi không mặc áo quần khi ra đường, nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm nếp sống văn minh theo quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP hình thức là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng. Tuy nhiên khi Nghị định 167/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 73/2010/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này.

Nghị định 45 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/8 cũng chỉ có quy định về xử phạt hành vi vi phạm của khách du lịch nhưng các điều khoản khá chung chung.

Theo nguyên tắc của pháp luật thì cá nhân được làm những gì luật không cấm. Tuynhiên, chúng ta cũng không cổ súy cho những hành vi tự do chụp ảnh khỏa thân nơi công cộng, rồi đăng lên mạng xã hội, dù vì bất kỳ mục đích nào. Khỏa thân để gây sốc, để thu hút sự chú ý, muốn nổi tiếng bằng tai tiếng... là hành vi vô cùng phản cảm, lệch chuẩn về suy nghĩ và nhận thức.Những hành vi như vậy luôn gây bức xúc trong dư luận.

Ở đây có 2 vấn đề đặt ra. Nếu cá nhân khỏa thân nơi công cộng thì pháp luật Việt Nam chưa có chế tài xử phạt. Nhưng chụp ảnh xong rồi đăng tải hình ảnh, clip khỏa thânđó lên mạng thì sẽ bị xử phạt. Điều 8 của luật An ninh mạng đã có quy định nghiêm cấm sử dụng không gian mạng để đăng tải các nội dung phá hoại thuần phong mỹ tục. Nghị định 72/2013 cũng có nội dung tương tự.

Tại khoản 4, Điều 66 Nghị định 174/2013 quy định: Hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung dâm ô đồi trụy trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng...

Mức phạt tiền như trên được áp dụng đối với tổ chức. Cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, nếu người phụ nữ Pháp trên chỉ chụp ảnh khỏa thân nơi công cộng nói chung thì sẽ không bị xử lý. Nhưng nếu chị này chụp ảnh khoả thân nơi công cộng rồi phát tán hình ảnh, clip nói trên lên mạng xã hội (kể cả để bán hàng) thì sẽ bị phạt, mức tiền phạt là từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

Tuy những hành vi trên là rất phản cảm song việc xử phạt còn thiếu nên ngoài việc bị chỉ trích từ xã hội thì cần có những chế tài xử lý nghiêm những hành vi phản cảm ởnơi công cộng, đặc biệt ởnơi được xem là di sản văn hóa. Bản thân mỗi người cá nhân phải ý thức hành vi gì nên và không nên làm. Trước khi đến một quốc gia nào đó, phải tìm hiểu kỹ luật pháp của họ để tránh những sự việc đáng tiếc như người phụ nữ Pháp nói trên đã làm.

Ánh Dương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.