Vụ án lao động công ty Cấp nước Cà Mau: Án sơ thẩm bác yêu cầu của công nhân là không đúng quy định

Vụ án lao động công ty Cấp nước Cà Mau: Án sơ thẩm bác yêu cầu của công nhân là không đúng quy định

Hữu Việt Tâm

Hữu Việt Tâm

Thứ 2, 28/05/2018 12:59

Viện KSND tỉnh Cà Mau cho rằng, TAND TP.Cà Mau bác toàn bộ yêu cầu của công nhân là không đúng quy định pháp luật.

Mới đây, VKSND tỉnh Cà Mau đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm các bản án sơ thẩm (tháng 4/2018) của TAND TP.Cà Mau. Theo VKSND tỉnh Cà Mau, không chỉ công ty này có nhiều vi phạm mà tòa sơ thẩm bác yêu cầu của công nhân cũng không đúng quy định.

Theo đó, VKSND tỉnh Cà Mau cho rằng, TAND TP.Cà Mau bác toàn bộ yêu cầu của công nhân là không đúng quy định pháp luật nên cần sửa án sơ thẩm, hủy quyết định số 150/QĐ-CN ngày 27/7/2016, buộc công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau (công ty Cấp nước Cà Mau) nhận công nhân trở lại làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) đã ký kết.

VKSND tỉnh Cà Mau cho biết, việc công ty Cấp nước Cà Mau chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nên theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ Luật Lao động, công ty phải có trách nhiệm vật chất đối với người lao động (NLĐ).

Vụ án lao động công ty Cấp nước Cà Mau: Án sơ thẩm bác yêu cầu của công nhân là không đúng quy định

Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau, nơi "lùm xùm" về việc cho công nhân nghỉ việc sai quy định.

Do đó, công ty Cấp nước Cà Mau có trách nhiệm nhận công nhân trở lại làm việc theo như HĐLĐ đã giao kết; trả cho công nhân khoản tiền lương trong những ngày không được làm việc từ ngày 27/7/2016 đến ngày xét xử phúc thẩm cộng với 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ; đóng các loại bảo hiểm cho công nhân từ tháng 8/2016 theo quy định pháp luật.

Đồng thời, công ty còn có nghĩa vụ phải tiếp tục trả lương cho công nhân từ ngày xét xử phúc thẩm đến ngày công ty nhận công nhân trở lại làm việc.

Vì các lẽ trên, VKSND tỉnh Cà Mau có quyết định kháng nghị một phần các bản án sơ thẩm (tháng 4/2018) của TAND TP.Cà Mau theo thủ tục phúc thẩm.

VKSND tỉnh Cà Mau đề nghị TAND tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm sửa một phần các bản án sơ thẩm nói trên theo hướng: Chấp nhận một phần yêu cầu của công nhân, hủy quyết định ngày 27/7/2016 của công ty Cấp nước Cà Mau về chấm dứt HĐLĐ đối với công nhân; buộc công ty nhận công nhân trở lại làm việc; bồi thường 2 tháng tiền lương; trả tiền lương trong những ngày không được làm việc tính từ ngày 27/7/2016 đến ngày xét xử phúc thẩm và truy đóng các loại bảo hiểm cho công nhân từ tháng 8/2016 theo quy định pháp luật; buộc công ty trả tiếp tục trả lương cho công nhân từ ngày xét xử phúc thẩm đến khi công ty nhận công nhân trở lại làm việc.

Như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, trước đó, VKSND tỉnh Cà Mau xác định, quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, công ty Cấp nước Cà Mau có nhiều vi phạm pháp luật.

Theo VKSND tỉnh, để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí và tinh gọn bộ máy hoạt động, công ty Cấp nước Cà Mau đã lập phương án tái cơ cấu tổ chức bộ máy và bố trí lại lao động. Theo phương án, công ty phải cho nhiều NLĐ thôi việc.

Vì vậy, ngày 27/7/2016, công ty Cấp nước Cà Mau đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-CN về việc chấm dứt hợp đồng đối với một số công nhân.

Vụ án lao động công ty Cấp nước Cà Mau: Án sơ thẩm bác yêu cầu của công nhân là không đúng quy định (Hình 2).

Một trong những quyết định kháng nghị của VKSND tỉnh Cà Mau đối với bản án sơ thẩm của TAND TP.Cà Mau.

Do không đồng ý với quyết định trên, một số công nhân đã khởi kiện yêu cầu tòa án hủy Quyết định 150, buộc công ty Cấp nước Cà Mau nhận lại làm việc và bồi thường các khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 4/2018, TAND TP.Cà Mau tuyên không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của công nhân.

Trong khi đó, VKSND tỉnh Cà Mau có kháng nghị cho biết, quá trình chấm dứt HĐLĐ đối với công nhân, công ty Cấp nước Cà Mau đã có nhiều vi phạm pháp luật.

Cụ thể, công ty đã vi phạm Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và vi phạm khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động; vi phạm Điều 48 Luật số 69 năm 2014; vi phạm nghiêm trọng quy chế dân chủ khi lập phương án cho NLĐ thôi việc nhưng NLĐ không được quyết định về việc chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 60.

“Do có nhiều vi phạm nêu trên nên việc công nhân yêu cầu hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ ngày 27/7/2016 và nhận trở lại làm việc là có cơ sở”, văn bản kháng nghị của VKSND tỉnh Cà Mau nêu quan điểm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.