Vốn xuất thân từ vùng quê xứ biển, anh Lê Văn Sấm (Ba Sấm) ở Bến Tre có nhiều năm gắn bó với nôi trồng thủy sản. Mặc dù con đường làm giàu của anh có gặp khó khăn nhưng nhờ chăm chỉ học hỏi công nghệ và không ngại đầu tư sản xuất mà gia đình anh cơ ngơi hàng tỷ đồng trên mảnh đất quê hương và thu thu lãi 30-50 tỷ đồng.
Cũng giống như bao nông dân khác gia đình ở địa phương, gia đình anh Sấm gắn bó với con tôm từ 20 năm trước, khi nghề nuôi ở địa phương còn chưa phát triển. Thuở ban đầu gia đình có 5 ha ao tôm nuôi theo kiểu truyền thống, những năm đầu vụ tôm cho lợi nhuận tương đối. Tuy nhiên những năm tiếp đó, do thiếu kinh nghiệm xử lý nước cùng con giống, các ao tôm bị nhiễm bệnh, chết, anh Sấm thua lỗ nhiều vụ liên tiếp, vay mượn nhiều nơi. Đã có lúc anh rơi vào tuyệt vọng, không biết cách nào để duy trì nghề nuôi tôm. Thậm chí, đôi lúc chán nản ông muốn bỏ nghề.
Tuy nhiên không từ bỏ nghề nuôi tôm, nhưng thời gian này anh Sấm chậm lại để tìm giải pháp duy trì nghề nuôi tôm biển. Nhận thấy những khu vực lân cận nhiều nông dân "trúng lớn" tiền tỷ khi nuôi tôm công nghệ cao. Từ đó anh Sấm được mở mang tầm mắt chứng kiến toàn bộ hệ thống ao nuôi được phủ bạt đáy, mái che phía trên kiểm soát được nắng, gió, dịch bệnh, tỉ lệ thành công đến 90%. Song đi kèm với lợi nhuận cao, cách nuôi này chi phí đầu tư ban đầu khá đắt đỏ. Với mong muốn làm giàu cháy bỏng, anh Sấm quyết tâm khởi nghiệp lại từ đầu.
Sau nhiều ngày đến Cà Mau, Bạc Liêu học hỏi, anh Sấm bắt tay làm lại từ đầu. Thời điểm đó do không có nhiều vốn và không dám mạo hiểm, anh Sấm chỉ tiến hành thử nghiệm nuôi 2 ao, mỗi ao 1.000 m2. May mắn áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, vụ đầu tiên tôm gia đình anh thu hoạch 8-9 tấn mỗi ao, đáng chú ý nhẹ nhàng thu lãi 1,6 tỷ đồng.
Có "bàn đạp" làm giàu từ đây, anh Sấm quyết tâm mở rộng diện tích nuôi trồng, tuy nhiên những năm tiếp theo, anh tiếp tục duy trì chiến lược thận trọng, không đầu tư ồ ạt một lần mà lấy tiền lãi từ vụ trước mua thêm đất, mở rộng diện tích ao nuôi dần.
Đến thời điểm hiện tại sau hơn 10 năm kiên trì với mô hình nuôi tôm công nghệ cao, anh Ba Sấm hiện sở hữu cơ ngơi gần 50 ha đất. Mỗi ha diện tích mặt nước cho năng suất 50-70 tấn, có thời điểm 100 tấn, trừ chi phí, một năm ông thu lợi nhuận 30-50 tỷ đồng.
Thành công với nghề nuôi tôm công nghệ cao, nông dân Lê Văn Sấm đang giải quyết việc làm cho trên 110 lao động thường xuyên, mức thu nhập hàng năm từ 80 đến 100 triệu đồng/lao động/năm.
Tiết lộ với báo Dân Việt, ông Trương Thanh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thạnh Phú - Bến Tre chia sẻ, nông dân Lê Văn Sấm là một trong những người đầu tiên phát triển mô hình nuôi tôm biển trên địa bàn trước đây.
Cụ thể, vào năm 2016, 2017, anh cũng là một trong những người khởi đầu thành công với mô hình nuôi tôm biển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tạo bước ngoặt mới cho phát triển kinh tế biển trên địa bàn xã nói riêng và huyện biển nói chung.
Theo anh Ba Sấm, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đòi hỏi nông dân phải thay đổi tư duy, cách làm so với cách nuôi truyền thống trước đây. Đặc biệt phải đầu tư trang thiết bị cho ao nuôi, ao nuôi được trải bạt hoàn toàn. Hệ thống xử lý chất thải trong ao, hệ thống tạo oxy cho ao cũng phải được đầu tư bài bản.
Trao đổi với báo Đồng Khởi, anh Sấm cho biết: "Nuôi tôm theo hướng công nghệ cao là xây dựng khu nuôi, gồm: Ao nuôi tôm post (tôm ương), ao nuôi giai đoạn 2, giai đoạn 3; ao lắng… Mỗi ha có thể đầu tư 3 ao nuôi, 1 ao ương giống, chi phí 1,5 - 2,5 tỷ đồng. So với mô hình truyền thống, chi phí nuôi công nghệ cao sẽ cao hơn rất nhiều lần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn, thu lãi về ngay từ vụ đầu tiên và "ăn bền hơn".
Khi áp dụng theo cách nuôi truyền thống, con tôm thẻ chân trắng khó đạt kích cỡ lớn, cao nhất chỉ đạt khoảng 50-60 con/kg, do đó giá tôm sẽ không cao. Ngoài ra, sản lượng tôm dễ bị hao hụt, do ảnh hưởng dịch bệnh từ ao nuôi.
Đặc biệt, với kinh nghiệm hơn 10 năm áp dụng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao, anh Sấm bố trí các ao nuôi xoay chuyền, mỗi tháng đều có ao thu hoạch và thả mới, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí. Nhờ đó, năng suất tôm tăng nhiều lần, điều này bù lỗ được thua lỗ nếu tôm rớt giá.
Bà con lưu ý trong quá trình nuôi cần chia tôm theo từng giai đoạn nuôi để dễ dàng kiểm soát dịch bệnh, nguồn thức ăn, môi trường nước giúp tôm mau lớn, tránh dịch bệnh. Hiện nay ông Ba Sấm vừa xuống giống tôm nuôi 3 giai đoạn.
"Người nuôi phải đầu tư hệ thống ống dẫn khí, điện và các ao lắng. Đáy ao lót bạt, thay nước thường xuyên, tạo môi trường nước trong sạch cho tôm phát triển. Nguồn nước trước khi đưa vào ao hoặc thải ra đều phải qua xử lý. Đồng thời, tách ao theo các giai đoạn, anh Sấm nhấn mạnh.
Giai đoạn 1 là tôm post; giai đoạn 2 là sau 24 ngày, chuyển qua các ao nuôi; giai đoạn 3 là khi tôm đạt size dưới 100 con/kg, sẽ tiếp tục chia nhỏ ra các ao thương phẩm".
Chia sẻ bí quyết làm giàu với TTXVN, anh nông dân này cho hay, nuôi tôm công nghệ cao có thể nuôi một năm 2 vụ, thời gian còn lại dùng để xử lý ao. Bình quân, chi phí đầu tư cho một kg tôm khoảng 80.000 đồng. Với giá tôm bình quân 130.000 đồng một kg loại 30 con, mỗi kg tôm nông dân thu lãi 30.000-70.000 đồng.
Từ thành công có được của người nông dân "tỷ phú" này trong nuôi tôm công nghệ cao, một lần nữa đã khẳng định nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao là giải pháp phát triển ngành nuôi tôm bền vững, giúp người nông dân có thể làm giàu ngay trên vùng quê biển. Không chỉ vậy, đây còn là niềm tự hào của nông dân Bến Tre so với người làm nông trong cả nước hiện nay. Bởi, từ tấm gương nông dân Ba Sấm, hình ảnh người nông dân Bến Tre đã từng bước đột phá vươn lên dẫn đầu ở phạm vi khu vực và cả nước. Bên cạnh đó với những thành công có được, anh nông dân này được nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023.
Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn thứ hai thế giới
Hiện tôm Việt Nam đã được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 thị trường lớn gồm: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.
Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới và nằm trong top 4 thế giới về xuất khẩu cùng với các nước Ecuador, Ấn Độ và Indonesia.
Theo số liệu trên báo Nông Nghiệp, năm 2024, những khó khăn, thách thức của ngành tôm vẫn chưa hết. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn, bởi dự báo phát triển của ngành tôm vẫn rất khả quan, đặc biệt là từ nửa cuối năm nay. Tình hình xuất khẩu tôm cũng được nhận định sẽ khởi sắc và tăng nhẹ từ 10-15% so với năm 2023, dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD.
Trúc Chi (t/h)