ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

Thứ 3, 13/08/2013 | 19:15
0
Trong những năm gần đây, ASEAN nổi lên là một khu vực tiềm năng với nhiều lợi ích nổi trội, vì thế mà hết Trung Quốc, Ấn Độ rồi đến Mỹ đều muốn nhảy vào “xâu xé” “miếng mồi ngon” này.

Dưới đây là phần lược dịch bài viết của tác giả Mark Fabian về vai trò của ASEAN trong bối cảnh an ninh phức tạp hiện nay của châu Á. Tác giả hiện đang là nghiên cứu sinh sau đại học tại Đại học quốc gia Australia.

Tiêu điểm - ASEAN - 'miếng mồi ngon' cho các cường quốc

Căng thẳng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm qua làm cho các chuyên gia lo lắng.

Tất cả các điểm nóng trong khu vực, bao gồm biên giới Ấn – Trung, Biển Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Dokdo/Takeshima là nguồn gốc của những mối lo lắng mới. Mặc dù vậy các nền kinh tế châu Á đang ngày càng phụ thuộc vào vấn đề an ninh lại có những xung đột.

Giải pháp cho khủng hoảng an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương là hội nhập sâu và mạnh mẽ hơn. Châu Á cũng cần một nền tảng để giải quyết các vấn đề đa phương trong khu vực. ASEAN được đưa ra như là bàn đạp tốt nhất cho chiến lược này.

Trọng tâm của ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh cũng rất hữu ích trong vấn đề này. Trong các đàm phán song phương, Trung Quốc và Mỹ có thể sử dụng vũ lực với nước nhỏ hơn. Nhưng hội nghị thượng đỉnh ngoại giao đa phương lớn như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, các nước vừa và nhỏ có thể liên kết thành khối để đối chọi với vị thế của các cường quốc lớn. Tần số các hội nghị thượng đỉnh đa phương cũng để phục vụ cho việc bảo vệ lợi ích khu vực hơn là lợi ích quốc gia.

Các cường quốc hiểu rằng họ sẽ có ít sự ảnh hưởng hơn nếu phải đàm phán với nhiều bên. Đó là một trong những lý do tại sao Trung Quốc khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán song phương. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư tài chính vào các nước ASEAN để đạt được thỏa thuận song phương. Campuchia là một trường hợp đáng chú ý. Đầu tư của Trung Quốc vào

Campuchia từ năm 1994 – 2012 đã lên tới 9.17 tỉ USD với khoảng 2.17 tỉ USD là viện trợ không ràng buộc. Trong bối cảnh này, ASEAN không ra được thông cáo chung dưới thời điểm Campuchia làm chủ tịch ASEAN vào năm 2012 về vấn đề Biển Đông, có thể là kết quả sự can thiệp của Trung Quốc.

Mỹ cũng theo đuổi chính sách ngoại giao song phương để củng cố vị thế của mình trong khuôn khổ ASEAN. Nước này phản ứng mạnh mẽ trước mọi hoạt động của Trung Quốc đối với các nước khu vực Đông Á bằng cách để tàu chiến xuất hiện trong khu vực. Mỹ cũng chuyển sang cải thiện mối quan hệ đối vwosi các quốc gia châu Á khác ngoài cộng đồng ASEAN. Việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan là một ví dụ điển hình, hay triển khai lính thủy quân lục chiến tại phía bắc Australia, tham gia một vài cuộc tập trận chung với Ấn Độ, và tiếp tục đóng quân tại Nhật Bản.

ASEAN và các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương phải cảnh giác với những nỗ lực của các cường quốc để phân chia khu vực và liên kết hành động như một khối vững chắc nhất có thể. Hiện tại, ASEAN có thể có thể đẩy lùi kế hoạch của các cường quốc, nhưng không thể gây áp lực lên những nước này. Ví dụ, trong chừng mực nào đó, các nước ASEAN có thể hài hòa lợi ích quốc gia của họ với lợi ích khu vực để tạo ra một cách tiếp cận thống nhất về vấn đề Biển Đông, ASEAN có thể trở thành khối liên hiệp mạnh hơn rất nhiều. Sau đó, khối ASEAN có thể tạo sự ảnh hưởng nhiều hơn đối với các cường quốc và thúc đẩy những chính sách có lợi trong khu vực.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một ví dụ điển hình về hoạch định chính sách thống nhất, và là một hình mẫu cho các nỗ lực trong tương lai. Không giống như hợp tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, các điều khoản của RCEP không bao gồm quy định về sở hữu trí tuệ, cải tổ doanh nghiệp nhà nước. RCEP có phạm vi hẹp hơn TPP, về cơ bản là đề xuất kết hợp các khu vực tự do thương mại đã được thành lập trong khu vực, nhưng RCEP sẽ góp phần cải thiện môi trường thương mại với mọi quốc gia.

Cùng với nỗ lực kinh tế như vậy, châu Á Thái Bình Dương cũng phải xây dựng một chiến lược cộng đồng. Các nước trung bình sẽ góp phần khá nhiều trong quá trình này, nhưng nhiều nước trong số đó cần trung hòa giữa lợi ích dân tộc và các nước khác để đóng góp. Australia là một ví dụ. Nước này phải giải quyết các câu hỏi hóc búa về chính sách tị nạn của mình để cơ quan ngoại giao các nước láng giềng như Indonesia và Malaysia có thể triển khai thảo luận các vấn đề khu vực lớn hơn. Thủ tướng Shinzo Abe cần nỗ lực gấp đôi để vực dậy nền kinh tế của Nhật Bản hơn là dùng thời gian vào việc thoát khỏi điều 9 trong hiến pháp hiện tại của Nhật.

Các quốc gia khác, đặc biệt là các nước ASEAN, cũng cần đảm bảo phát triển kinh tế không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài để các chính sách không bị vấn đề kinh tế làm thay đổi phương hướng.

ASEAN nhờ vào thương mại để phát triển và thương mại phụ thuộc vào môi trường an ninh ổn định. Truyền thống ngoại giao của Hiệp hội dựa trên nguyên tắc này để hợp tác, làm cho an ninh và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.

Nam An (theo EastAsiaForum)

Cách đối xử khác nhau của Nhật với các nước ASEAN

Thứ 6, 02/08/2013 | 14:41
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật đến Malaysia, Singapore, Philippines và những phát biểu của ông đã phần nào thể hiện chiến lược của Nhật với ASEAN.

Nhiều nước ASEAN có kế hoạch di chuyển thủ đô

Thứ 2, 22/07/2013 | 15:22
Một số chính phủ Đông Nam Á đã dự tính nghiêm túc ý tưởng di dời các trung tâm chính trị của họ trong nhiều năm. Lý do vì sao?

Trung Quốc 'cầu hòa' ASEAN để chặn ‘Trục châu Á’ của Mỹ?

Thứ 4, 03/07/2013 | 20:36
Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) ở Brunei, Trung Quốc đã gây bất ngờ khi đưa ra những tuyên bố cho thấy một thái độ thân thiện hơn với các nước ASEAN. Theo nhiều chuyên gia, có thể đây là động thái nhằm ngăn chặn việc Mỹ thúc đẩy ảnh hưởng ở châu Á thông qua chiến lược ‘Trục châu Á’.

Năm 2015, ASEAN cấp thị thực chung cho công dân các nước ngoài khối

Thứ 4, 19/06/2013 | 10:15
Chế độ thị thực chung cho công dân các nước không phải là thành viên của ASEAN sẽ được áp dụng từ năm 2015,

Chia rẽ nội bộ ASEAN là kế sách bẻ bó đũa của Trung Quốc

Thứ 4, 08/05/2013 | 08:48
Nhận định về những hành động gần đây của Trung Quốc (TQ) trên biển Đông, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy - nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam (VN) tại Quảng Châu (TQ) - nói rằng, nhất thiết phải bình tĩnh ứng phó với âm mưu bá chiếm biển Đông ngông cuồng của nước này.

Báo Trung Quốc dọa dẫm ASEAN, Việt Nam và Philippines

Chủ nhật, 05/05/2013 | 21:17
China Daily, nhật báo tiếng Anh có số lượng phát hành lớn nhất Trung Quốc, vừa có động thái dọa dẫm các quốc gia thành viên của khối ASEAN thông qua bài xã luận mang tựa đề Dẹp các rắc rối trên biển của Ruan Zongze, Viện phó Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, đăng hôm 4.5.

TTK ASEAN Lê Lương Minh lọt tốp quyền lực nhất hành tinh

Thứ 5, 02/05/2013 | 16:09
Ông Lê Lương Minh vừa trở thành người Việt Nam duy nhất lọt vào top 500 người quyền lực nhất hành tinh, do tạp chí Foreign Policy bầu chọn.

Tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh qua con mắt lãnh đạo quốc tế

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:23
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh sáng nay nhậm chức Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017 sau khi nhận được sự ủng hộ cao của các lãnh đạo trong khu vực.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.