Ba cơ hội hợp tác giúp kinh tế châu Á phục hồi sau đại dịch Covid-19

Ba cơ hội hợp tác giúp kinh tế châu Á phục hồi sau đại dịch Covid-19

Thứ 2, 30/08/2021 | 21:11
0
Theo chuyên gia WB, các quốc gia châu Á cần hợp tác triển khai vắc-xin, phục hồi các lĩnh vực kinh tế trọng tâm và hội nhập chặt chẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội và đời sống người dân toàn cầu. Tác động của đại dịch đã làm bộc lộ gay gắt hơn những vấn đề mà châu Á đang phải đối mặt như khoảng cách phát triển về thể chế, hạ tầng, công nghệ; các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống... Hơn thế nữa, đại dịch đã làm thay đổi sâu sắc cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội.

Tiêu điểm - Ba cơ hội hợp tác giúp kinh tế châu Á phục hồi sau đại dịch Covid-19

Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Nguồn: blogs.worldbank.org

Trong khi đang căng mình trong cuộc chiến với SARS-CoV-2, nhiều quốc gia trên thế giới đồng thời phải tính đến kịch bản phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Bà Victoria Kwakwa là Phó Chủ tịch Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB) từ tháng 4/2016. Trước khi được bổ nhiệm, bà là Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Bà đã có bài chia sẻ những giải pháp để phục hồi kinh tế các khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong kỷ nguyên hậu Covid-19. 

"Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm đòi hỏi tất cả các nước cần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua đại dịch. Hợp tác khu vực về cơ bản có thể đẩy nhanh sự phục hồi ở Đông Á và Thái Bình Dương", bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.

Theo bà, có ba cơ hội rõ ràng để hợp tác.

Thứ nhất là hợp tác kết thúc đại dịch.

Khu vực châu Á có thể kết hợp cùng nhau trong việc sản xuất và triển khai vắc-xin. Hợp tác để nguồn cung và nguồn cầu kết nối tốt hơn, với mục tiêu phân phối vắc-xin đến nơi sử dụng tối ưu. Ngoài ra, tinh thần hợp tác này có thể được mở rộng cả đến các nguồn cung cấp thiết yếu khác, như thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang và bộ dụng cụ xét nghiệm.

Các nỗ lực cũng có thể được thực hiện để mở rộng kiến ​​thức và chia sẻ thông tin, tập trung vào các phương pháp tốt nhất để ngăn chặn, kiểm tra và truy vết. Sự hợp tác như vậy có thể được xây dựng dựa trên các cơ chế khu vực hiện có, chẳng hạn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nỗ lực chấm dứt đại dịch càng rộng thì toàn bộ khu vực càng sớm có thể mở cửa trở lại.

Thứ hai, hợp tác phục hồi các lĩnh vực kinh tế trọng tâm.

Nghèo đói đã tăng vọt ở Châu Á Thái Bình Dương kể từ đầu năm 2020 khi hầu hết các lĩnh vực và công nghiệp, đặc biệt là du lịch, phải gánh chịu tác động nặng nề. Các chính phủ đã tăng cường triển khai gói hỗ trợ tài chính và chương trình bảo trợ xã hội, nhưng những nỗ lực này không đạt được hiệu quả khi nền kinh tế liên tiếp phải vật lộn đối phó với những đợt dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một khi dịch bệnh được kiểm soát, các quốc gia có thể xem xét “bong bóng du lịch” để phục hồi ngành du lịch, khách sạn và hàng không. Và một khi sự phục hồi diễn ra mạnh mẽ, những nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động có thể nhập khẩu lao động từ các nước láng giềng.

Tuy nhiên, những công việc như vậy sẽ phụ thuộc một phần vào cơ sở hạ tầng. Trong khi đầu tư công chỉ giảm nhẹ, sự tham gia của tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Á - vốn đã thấp so với các khu vực khác (ở mức 2% so với mức trung bình 20% đối với các nước đang phát triển trên toàn cầu ngoại trừ Trung Quốc) - đã giảm 75% vào năm 2020 so với năm trước. Trong tương lai, chúng ta sẽ cần sự cam kết mạnh mẽ từ cả khu vực nhà nước và tư nhân để mở rộng cơ sở hạ tầng bền vững.

Ngoài cơ sở hạ tầng cứng, khu vực còn có tiềm năng to lớn là kết hợp giải pháp dựa vào thiên nhiên. Đây là những hành động nhằm bảo vệ, quản lý bền vững và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên- như rừng, rừng ngập mặn và đất ngập nước - để mang lại lợi ích về khí hậu, phúc lợi dân sinh và đa dạng sinh học.

Thứ ba, hội nhập vào dòng chảy thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đầu đại dịch, người ta đã nói nhiều về sự gián đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu, do nhập khẩu bị gián đoạn và tình trạng thiếu hụt. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, việc hội nhập chặt chẽ vào các chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tăng tính chống chịu của các nền kinh tế Đông Á trong đại dịch. Sự phục hồi hậu Covid của châu Á sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng duy trì thương mại và đầu tư cả trong nội khối cũng như với các khu vực bên ngoài thông qua cải cách. Có thể kể đến như Indonesia với cải cách cơ cấu thương mại và đầu tư, hoặc Philippines đã tăng cường ưu đãi thuế và đang xem xét tự do hóa bán lẻ.

Trong nhiều thập kỷ qua, châu Á đã vững vàng vượt qua không ít khủng hoảng, suy thoái, thảm họa thiên nhiên, vươn lên trở thành một động lực rất quan trọng của kinh tế toàn cầu. Nếu các quốc gia có thể nhanh chóng tiến tới hợp tác trong việc cung cấp và phân phối các vật tư y tế quan trọng, triển khai các biện pháp phục hồi nền kinh tế và các chính sách hội nhập sâu rộng hơn, thì phần lớn niềm tin quốc tế đã mất đi trong đại dịch có thể được khôi phục. Và Đông Á và Thái Bình Dương có thể duy trì vị trí xứng đáng của mình với tư cách là một trong những khu vực năng động, sáng tạo và kết nối với nhau nhất trên thế giới.

Theo World Bank

WB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống 4,8%

Thứ 4, 25/08/2021 | 07:00
Dự báo này thấp hơn 2 điểm phần trăm được chính World Bank đưa ra hồi tháng 12/2020. Nhưng từ năm 2022, nền kinh tế có thể quay trở lại mức tăng trước đại dịch.

Dữ liệu thời gian thực: Nền kinh tế châu Á đang bị ảnh hưởng như thế nào từ biến thể Delta?

Chủ nhật, 15/08/2021 | 16:23
Theo Bloomberg, các nền kinh tế châu Á dường như đang dần lộ rõ những hậu quả từ ảnh hưởng của những đợt tăng số ca nhiễm biến thể Delta khi khách hàng tự cách ly tại nhà và các máy bay hàng không đóng bụi trên đường băng.

Phó Chủ tịch WB: Việt Nam tiếp tục thúc đẩy lợi thế cạnh tranh 'hậu COVID'

Thứ 6, 26/03/2021 | 06:56
Nêu 3 vấn đề với Việt Nam, Phó Chủ tịch WB cho rằng, dù có lợi thế, nhưng Việt Nam không nên để lùi lại phía sau thời hậu COVID-19......

Ông Biden sẽ lấy lại "viên ngọc châu Á" ?

Thứ 6, 22/01/2021 | 10:00
4 năm qua, chính quyền Donald Trump đã "đánh rơi châu Á" vào tay đối thủ, giờ là lúc Tổng thống Joe Biden tìm lại đồng minh một lần nữa.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.