Bác Hồ trong ký ức của người lính cảnh vệ Nguyễn Ngọc Cẩn

Bác Hồ trong ký ức của người lính cảnh vệ Nguyễn Ngọc Cẩn

Thứ 2, 21/10/2013 | 11:32
0
Đối với người lính cảnh vệ Nguyễn Ngọc Cẩn (SN 1933), thì những ngày tháng công tác trong cục Cảnh vệ (nay là bộ Tư lệnh Cảnh vệ) mãi là kho ký ức đầy tự hào, khi ông vinh dự được bên cạnh, bảo vệ và phục vụ Bác Hồ. Hơn nữa, chính đây cũng là nơi chắp cánh tình yêu giữa ông với người đồng nghiệp, đồng chí và cũng là bạn đời của mình - bà Lưu Thị Tính.

Nơi tình yêu bắt đầu

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Cẩn (phường Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) là điểm đến tiếp theo trong lịch trình tìm về những kỷ vật lịch sử CAND của tôi. Tiếp tôi trong căn phòng khách nhỏ bé, đồ đạc khá đơn sơ nhưng điểm nhấn đặc biệt là khắp nơi trong căn nhà này đều ghi dấu nhiều kỷ niệm qua từng bức tranh, từng kỷ vật và cả trong trí nhớ của người trong cuộc về Bác. Lật giở từng trang hồi ký, ông Cẩn nghiêng mình tìm về quá khứ để sống lại những ngày tháng đẹp đẽ của tuổi thanh xuân.

Xã hội - Bác Hồ trong ký ức của người lính cảnh vệ Nguyễn Ngọc Cẩn

Bác Hồ cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ (Xuân Quý Mão 1963). Ảnh: Tư liệu.

Có lẽ suốt cả cuộc đời người lính cảnh vệ nói chung, ông Cẩn nói riêng thì những nhiệm vụ được phục vụ Bác Hồ, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước vừa là nhiệm vụ, vừa là vinh dự không phải ai cũng có được. Nên những kỷ niệm về Người sống mãi trong cuộc đời người lính cảnh vệ như ông. Vì chính nơi đây đã giúp ông có cơ hội gặp gỡ và bén duyên với tình yêu cuộc đời. Vào năm 1950, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên 17 tuổi Nguyễn Ngọc Cẩn (quê gốc Mê Linh, Hà Nội) đã lên đường nhập ngũ. Sau đó, ông tập kết lên khu kháng chiến ở Việt Bắc, rồi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 10/10/1954, ông cùng đoàn quân trở về Hà Nội tiếp quản Thủ đô. Cùng lúc đó, cục Cảnh vệ (nay là bộ Tư lệnh Cảnh vệ) tổ chức tuyển chọn những đồng chí đảm bảo yếu tố sức khỏe, hình thái, lý lịch nhân thân tốt về làm việc tại đây. Nguyễn Ngọc Cẩn là một trong những thanh niên may mắn lọt qua vòng tuyển chọn năm đó và vinh dự được làm việc tại cục Cảnh vệ.

Ông Cẩn được phân công nhiệm vụ là túc trực trên dọc con đường dẫn vào nhà sàn nơi Bác ở. Đêm đến, đứng dưới nhà sàn canh giấc ngủ cho Người. Vị trí của ông là bảo vệ vòng ngoài. "Bác thường ngủ rất ít, bởi Bác thức khuya để nghiên cứu việc nước. Sáng Bác lại dậy sớm để tập thể dục. Cứ đúng 5h rưỡi là Bác dậy đi bộ quanh sân, đều đặn dù nắng hay mưa. Lúc có thời gian rỗi, Bác lại tập trung đọc sách, câu cá, đánh cờ..."- ông Cẩn nhớ lại nhiệm vụ của mình.

Trong những ngày tháng đầu tiên tham gia công tác tại đây, dù thường xuyên được gặp gỡ Bác Hồ nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đứng từ xa ngắm. Có lẽ nằm mơ ông cũng chưa bao giờ nghĩ mình có thể được gặp vị lãnh tụ dân tộc bằng xương, bằng thịt như thế nên cảm xúc lần đầu tiên được gặp Bác Hồ đã để lại trong ông những ấn tượng sâu sắc. "Từ bé, đã nghe kể về Bác rất nhiều nhưng có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ mình có dịp được "diện kiến". Nên khi được nhận vào cục Cảnh vệ, tôi rất háo hức được một lần gặp và nghe giọng nói của Bác. May mắn sau một thời gian ngắn công tác, tôi cũng thỏa niềm mong ước lớn lao. “Hôm ấy, tôi cùng anh Cục trưởng cục Cảnh vệ đi vào nhà sàn. Khi chúng tôi đi vào, thấy Bác đang trò chuyện với hai vị lãnh đạo khác. Anh Cục trưởng cất tiếng chào Bác và hai đồng chí lãnh đạo, tôi thì quá xúc động cứ đứng thần người ra một lúc mới định hình được và cất tiếng lí nhí chào Bác. Bác mặc bộ quần áo bà ba đã sờn, chân đi đôi dép cao su, gương mặt hiền lành, cười hiền đáp lại lời chào của tôi. Hình ảnh gặp gỡ ban đầu đó đã theo tôi cho đến tận bây giờ"- ông Cẩn bồi hồi nhớ lại.

Xã hội - Bác Hồ trong ký ức của người lính cảnh vệ Nguyễn Ngọc Cẩn (Hình 2).

Người lính cảnh vệ năm xưa Nguyễn Ngọc Cẩn.

Cảm xúc đầu tiên khi gặp Bác

"Cảm xúc lần đầu tiên gặp Bác thật khó tả, vừa hạnh phúc vừa run. Hạnh phúc vì được gặp vị cha già của dân tộc, còn run vì không biết nói thế nào khi gặp Bác. Nhưng những bỡ ngỡ ban đầu ấy cũng dần biến mất trong những lần gặp Người tiếp theo. Từ cảm giác run, hồi hộp, tôi nhanh chóng cảm nhận được tình cảm chân thành và ấm áp của Bác đối với những người lính cảnh vệ nói riêng và đồng bào nói chung. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn không quên dành những lời hỏi han, quan tâm đến người lính cảnh vệ như tôi: "Quê chú ở đâu?", "Chú đứng gác như thế có nóng không" hay lời động viên "Chú cố gắng giữ gìn sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhé...", ông Nguyễn Ngọc Cẩn hồi tưởng.

Là lãnh tụ, nhưng Bác sống rất chan hòa, giản dị. Bác gần gũi với mọi người, từ đồng chí, đồng bào, từ anh lính cảnh vệ cho đến người làm bếp, làm vườn. “Thỉnh thoảng được đồng bào biếu cho con cá, mớ rau ngon, Bác không ăn hết mà chỉ ăn một phần, rồi phần còn lại, Bác bắt đi chia cho mọi người cùng thưởng thức. Trong vườn, có nhiều cây trái xum xuê, Bác cho các đồng chí cảnh vệ trèo lên hái đi bán để các chú kiếm thêm thu nhập. Mùa đông, dù thời tiết rất lạnh, nhưng Bác kiên quyết không chịu dùng lò sưởi, vì  sợ tốn kém cho đồng bào. Anh em đồng chí dù sợ Bác cảm lạnh nhưng vẫn phải đợi Người đi ngủ rồi mới dám đốt lò sưởi. Đi thăm và làm việc ở đâu, Bác không bao giờ cho phép tổ chức theo kiểu "tiền hô hậu ủng"”, ông Cẩn nhớ lại.

Đối với cuộc đời của một người lính cảnh vệ thì những kỷ niệm, kỷ vật trong mỗi lần thực hiện nhiệm vụ là kho ký ức đầy tự hào và khó có thể nào quên. Cho đến bây giờ, từng khoảnh khắc, từng câu nói, từng kỷ vật gắn liền kỷ niệm với Bác vẫn được ông cất giữ trọn vẹn trong tim. Một vinh dự lớn lao mà không phải ai cũng may mắn như ông, đó là ông được đích thân Bác Hồ tặng cho món quà kỷ niệm ngày cưới. Ngày 5/3/1961, khi ông thông báo sẽ tổ chức đám cưới và mạnh bạo ngỏ lời mời: "Thưa Bác, cháu sắp tới có ý định tổ chức đám cưới, mời Bác đến chung vui với chúng cháu ạ"; "Thế vợ chú là ai?"; "Dạ, cháu lấy cô Tính cũng thuộc cục Cảnh vệ ạ". Nói xong, Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ vào rồi giao nhiệm vụ: "Chú Cẩn chuẩn bị lập gia đình, tôi giao cho chú nhiệm vụ chọn quà và đến dự đám cưới cô chú ấy". Thực sự, thì với ông Cẩn lúc ấy, đó là niềm hạnh phúc lớn lao không thể diễn tả bằng lời. Ông xúc động vì sự quan tâm chu đáo của Bác. Và đám cưới năm đó, thay mặt Bác, đồng chí Vũ Kỳ đến dự và tặng cho vợ chồng trẻ một đôi hài. Còn đồng chí Phạm Văn Đồng thì tặng vợ chồng ông hai cây bút kim tinh và hai quyển sổ.

Những kỷ vật không thể quên

Sau hơn 20 năm công tác trong cục Cảnh vệ và 40 năm hoạt động trong ngành Công an nhân dân, ông Nguyễn Ngọc Cẩn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông cũng đã vinh dự được Bác Hồ tặng huy hiệu năm 1958. Đây là một trong những kỷ vật hiếm hoi còn sót lại trong cuộc đời người lính cảnh vệ mà ông gìn giữ được. Sau khi Bác mất, ông Cẩn được giao nhiệm vụ cận vệ cho bác Tôn Đức Thắng. Ông công tác trong cục Cảnh vệ đến năm 1976 thì chuyển sang đơn vị khác. Và, đến năm 1990, ông về nghỉ hưu.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, người chiến sỹ cảnh vệ năm nào giờ cũng đã ngoài 80 tuổi, tất cả dấu vết thời gian đã hằn rõ lên mái tóc và khuôn mặt của ông. Nhưng tôi tin rằng, dù thời gian có thể xóa nhòa tất cả, vạn vật có thể thay đổi nhưng những năm tháng được phục vụ Bác Hồ sẽ là kho ký ức đẹp không thể nào quên trong ông.          

Vợ chồng ông Cẩn là một trong những số hiếm người quyết định tặng toàn bộ kỷ vật một đời hoạt động Cách mạng cho Bảo tàng CAND vì nhận ra ý nghĩa lớn lao của những kỷ vật này đối với lịch sử ngành CAND nói riêng và với toàn thể người dân Việt Nam nói chung. Ban đầu, khi đưa ra quyết định này quả là một khó khăn với ông, vì bộ kỷ vật này đã gắn bó với ông Cẩn hơn 40 năm qua. "Nếu chúng tôi cứ giữ bên mình để làm của riêng thì không những không bảo quản được mà còn không ai biết đến ý nghĩa thực sự của chúng. Bộ kỷ vật bao gồm: Một con dao, một cây bút kim tinh cùng toàn bộ tranh, ảnh liên quan đến hoạt động phục vụ, bảo vệ Bác Hồ".  

Bảo Hằng

Lính bảo vệ bờ biển Triều Tiên bắn tàu Nga

Thứ 7, 21/09/2013 | 21:23
Lực lượng bảo vệ bờ biển Triều Tiên đã nổ súng vào một tàu đánh cá của Nga ở ngoài khơi vùng biển Nhật Bản.

Người có linh cảm về các vụ án trùng khớp khó tin

Thứ 7, 13/04/2013 | 20:49
Hình ảnh về một cái động, một con đường quanh co rất bẩn thỉu, những bụi cây, có một cái gì đó màu trắng ẩn hiện phía sau, có thể thứ màu trắng kia là một bộ đồng phục của y tá… cứ hiện lên trong tâm trí của bà Etta đến ám ảnh.

Ký ức đón Tết bên Bác Hồ của người cảnh vệ già

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Thật bất ngờ khi chúng tôi gặp lại đại tá Nguyễn Hữu Trực (ở thôn Giữa, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Cuộc sống, con người của đại tá vẫn "không thể giản dị hơn" như chính tính cách và con người ông.

Tri ân những người lính canh trời giữ biển

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Chiều 29/12 tại Đà Nẵng, Báo Đời sống & Pháp luật tổ chức họp báo giới thiệu chương trình Doanh nhân xứ Quảng với biển đảo quê hương sẽ được tổ chức vào 20h ngày 1/12 tại Trung tâm Văn hóa TP Đà Nẵng.

Vế đối 'sinh tử' và sự ứng nghiệm của 'lời tiên tri lạ'

Chủ nhật, 08/09/2013 | 11:18
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đã từng là những người bạn đồng môn thuở thiếu thời.

Lý Thường Kiệt và bí mật lịch sử về quá trình tịnh thân

Thứ 6, 16/08/2013 | 10:18
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, nhiều vị anh hùng đã làm nên sự nghiệp lẫy lừng bằng tài năng, đức độ của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, nhiều người trong số họ có những uẩn khúc thực sự chưa thể lý giải về giới tính.

Ký ức oai hùng về những ngày sống ở 'địa ngục trần gian'

Thứ 6, 03/05/2013 | 14:07
Bị giam cầm gần 5 năm tại các trại giam - nhà tù Côn Đảo, người chiến sĩ cách mạng trở về với "kỷ niệm" là nhiều vết thương từ đòn tra tấn cực hình của địch.

Người lính trong đoàn quân tiến vào dinh Độc Lập

Thứ 3, 09/04/2013 | 09:20
Dẫn đầu đoàn quân chủ lực từ miền Trung vào Nam nhận nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập, đi song hành cùng đoàn xe tăng của Bùi Quang Thận, Đoàn Văn Ninh là nhân chứng sống của lịch sử chứng kiến tận mắt lá cờ đỏ sao vàng được đồng đội cắm tung bay trên dinh Độc Lập ngày giải phóng đất nước.

Lính bảo vệ bờ biển Triều Tiên bắn tàu Nga

Thứ 7, 21/09/2013 | 21:23
Lực lượng bảo vệ bờ biển Triều Tiên đã nổ súng vào một tàu đánh cá của Nga ở ngoài khơi vùng biển Nhật Bản.

Người có linh cảm về các vụ án trùng khớp khó tin

Thứ 7, 13/04/2013 | 20:49
Hình ảnh về một cái động, một con đường quanh co rất bẩn thỉu, những bụi cây, có một cái gì đó màu trắng ẩn hiện phía sau, có thể thứ màu trắng kia là một bộ đồng phục của y tá… cứ hiện lên trong tâm trí của bà Etta đến ám ảnh.

Ký ức đón Tết bên Bác Hồ của người cảnh vệ già

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Thật bất ngờ khi chúng tôi gặp lại đại tá Nguyễn Hữu Trực (ở thôn Giữa, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Cuộc sống, con người của đại tá vẫn "không thể giản dị hơn" như chính tính cách và con người ông.

Tri ân những người lính canh trời giữ biển

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Chiều 29/12 tại Đà Nẵng, Báo Đời sống & Pháp luật tổ chức họp báo giới thiệu chương trình Doanh nhân xứ Quảng với biển đảo quê hương sẽ được tổ chức vào 20h ngày 1/12 tại Trung tâm Văn hóa TP Đà Nẵng.

Vế đối 'sinh tử' và sự ứng nghiệm của 'lời tiên tri lạ'

Chủ nhật, 08/09/2013 | 11:18
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đã từng là những người bạn đồng môn thuở thiếu thời.

Lý Thường Kiệt và bí mật lịch sử về quá trình tịnh thân

Thứ 6, 16/08/2013 | 10:18
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, nhiều vị anh hùng đã làm nên sự nghiệp lẫy lừng bằng tài năng, đức độ của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, nhiều người trong số họ có những uẩn khúc thực sự chưa thể lý giải về giới tính.

Ký ức oai hùng về những ngày sống ở 'địa ngục trần gian'

Thứ 6, 03/05/2013 | 14:07
Bị giam cầm gần 5 năm tại các trại giam - nhà tù Côn Đảo, người chiến sĩ cách mạng trở về với "kỷ niệm" là nhiều vết thương từ đòn tra tấn cực hình của địch.

Người lính trong đoàn quân tiến vào dinh Độc Lập

Thứ 3, 09/04/2013 | 09:20
Dẫn đầu đoàn quân chủ lực từ miền Trung vào Nam nhận nhiệm vụ đánh chiếm dinh Độc Lập, đi song hành cùng đoàn xe tăng của Bùi Quang Thận, Đoàn Văn Ninh là nhân chứng sống của lịch sử chứng kiến tận mắt lá cờ đỏ sao vàng được đồng đội cắm tung bay trên dinh Độc Lập ngày giải phóng đất nước.