Bắc Kinh tránh khỏi tiếng xấu “Con rồng lạm phát”

Bắc Kinh tránh khỏi tiếng xấu “Con rồng lạm phát”

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã có động thái từ một năm rưỡi trước như thể vấn đề lạm phát của họ có thể được giải quyết một cách dễ dàng khi mà sự phát triển tiếp tục đánh dấu ở mức 8% hoặc cao hơn.

Giờ đây, họ đang bắt đầu nhận ra rằng vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn nhiều. Tuy vậy, họ không thể hiểu tại sao Trung Quốc vẫn đang trên đà phát triển “quá nóng” như vậy. Căn nguyên của vấn đề là sự gia tăng ồ ạt lượng tiền hỗ trợ vẫn đang thẩm thấu vào nền kinh tế trong suốt hai năm qua.

Các số liệu được đưa ra vào thứ 6 tuần trước đã cho thấy giá cả tiêu dùng trong tháng Ba đã tăng lên mức 5,4%, một con số cao nhất trong vòng 3 năm vừa qua. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn còn quá chậm chạp trong việc làm giảm sự “quá nóng” của nền kinh tế. Bắc Kinh cũng quá chậm để hiểu rằng trừ khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra những nhận thức rõ ràng và thực tế xu hướng phát triển GDP, Trung Quốc sẽ thoát khỏi tình trạng lạm phát.

Có một xu hướng trong số các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng nguyên nhân của tình trạng lạm phát là các nhân tố hạ mức thuế để khuyến khích sản xuất và đầu tư, giống như việc thời tiết xấu gây nên tình trạng thiếu thốn lương thực.

Nhưng nguyên nhân thực tế là kế hoạch kích thích của Bắc Kinh sau khi nền kinh tế Trung Quốc ngập sâu vào tình trạng suy thoái vào cuối năm 2008. Sự gia tăng lượng tiền từ nước ngoài như một phần của GDP vào khoảng gần 40% vào năm 2009 và nửa đầu năm 2010, cao hơn mức đạt đỉnh 27% vào năm 2003.

Sự gia tăng giá trị tiền tệ của Bắc Kinh chắc chắn sẽ làm hồi sinh sự phát triển. Điều đó bắt đầu từ mùa xuân năm 2009 và đã đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng chỉ trong vòng hai quý, nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên quá nóng.

Vào giữa năm 2009, tình trạng lạm phát đã trở nên nhanh hơn. Giá cả tiêu dùng, giá trị tài sản và tiền lương gia tăng chóng mặt. Ngược lại với dấu hiệu này, thật khó để cho rằng tình trạng lạm phát tại Trung Quốc chẳng là gì khác ngoài hiện tượng tiền tệ.

Những sự nguy hiểm của việc gia tăng quá mức giá trị tiền tệ đang dần trở nên hiện hữu. Trung Quốc có thể đứng trên bờ vực của vòng xoáy lạm phát tiền lương khắc nghiệt, điều có thể làm xói mòn sự am hiểu của các chuyên gia lão luyện về kinh tế.

Tình trạng lạm phát thực tế có thể cao hơn con số chính thức 5,4% trong tháng Ba. Đó là lý do tại sao giờ đây Bắc Kinh đang phải khẩn trương thắt chặt sự quản lý.

Mặc dù vậy, các hành động này được đưa ra quá trễ, tình trạng lạm phát đã gia tăng trong vòng hơn một năm trước khi chính quyền bắt đầu một động thái có ý nghĩa nhằm giảm bớt sự kích thích của tiền tệ.

Một nền kinh tế quá nóng và tình trạng lạm phát sẽ gia tăng nếu như mức độ sản xuất thực tế vượt xa tiềm năng của nền kinh tế. Sản lượng thực tế có thể được xác định dựa trên cơ sở của yếu tố: Có sự cân bằng phù hợp giữa sản lượng cao và giá trị cao, về cơ bản là một vài sản lượng vẫn còn dư thừa.

Có những khả năng dư thừa trong nền kinh tế vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, do những đòi hỏi bên ngoài đã buộc các nhà máy của Trung Quốc phải giảm bớt công suất, đẩy nền kinh tế lún sâu vào tình trạng suy thoái.

Giữa năm 2009, sự phát triển đã bật lên mạnh mẽ và khả năng dư thừa bắt đầu gia tăng, cùng với việc tăng giá một số mặt hàng lương thực và dịch vụ. Cuối năm 2009, mức độ sản lượng thực tế đã cao hơn tiềm năng của nền kinh tế và chững lại kể từ đó. Nếu như việc thắt chặt được bắt đầu khi ấy, tình trạng lạm phát đã không thể trở nên tệ hại đến như vậy.

Trung Quốc đã công bố mức độ tăng trường GDP thực tế hàng quý lần đầu tiên cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp trong quý I năm nay vào khoảng 2,1% so với 2,4% trong quý IV năm ngoái.

Bắc Kinh dường như rất thận trọng về những chiến thắng đã đạt được trong cuộc chiến chống lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã cho thấy rằng họ đã thấu hiểu những đòi hỏi đối với mô hình tăng trưởng của Trung Quốc để gạt bỏ đi những ảo tưởng trong quá khứ và đó là cái cách để họ làm hạ nhiệt sự tăng trưởng “quá nóng”.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để Bắc Kinh chấp nhận sự tăng trưởng chậm hơn như vậy và hậu quả về chính trị và xã hội sẽ ra sao khi xảy ra điều này? Đây là một bài toán khá “hóc búa” đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh.

Chí Thành