Cống hiến thầm lặng của những "cô đỡ thôn bản" vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2)

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 4, 27/09/2023 | 06:00
0
Phụ cấp cho “cô đỡ thôn bản” hiện còn rất thấp hoặc không có, khiến nhiều người bỏ nghề đi kiếm việc khác, những người trụ lại phần lớn đều làm vì “tình yêu nghề”.

CỐNG HIẾN THẦM LẶNG CỦA NHỮNG “CÔ ĐỠ THÔN BẢN” VÙNG CAO

LTS: Trong những năm qua, mặc dù không có lương nhưng đội ngũ “cô đỡ thôn bản” đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.

Nhiều vùng “trắng” cô đỡ thôn bản

Không qua trường lớp đào tạo nhưng hàng chục năm qua, bà La Thị Hiệu (66 tuổi), ở cụm bản Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An vẫn được người dân Đan Lai trong bản tin tưởng, nhờ làm bà đỡ. Cụm bản này ở biệt lập trong vùng núi nên việc sinh đẻ của người dân trong bản lâu nay do bà Hiệu phụ trách.

“Ở trong khu vực rừng núi này làm gì có người nào được học về y đâu. Mẹ của tôi làm nghề đỡ đẻ, năm lên 20 tuổi, tôi được mẹ truyền lại nghề để hỗ trợ người dân. Giờ đây sức khỏe yếu nên cũng không đi lại được nhiều, nhưng do không có ai thay thế nên vẫn phải làm thôi”, bà Hiệu nói.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2)

Ở tuổi 66, bà La Thị Hiệu vẫn thường xuyên đỡ đẻ cho người dân trong bản.

Khe Nóng là ngôi làng xa xôi nhất của xã Châu Khê - địa phương cấp xã có diện tích lớn thứ 2 của cả nước, là nơi ở của tộc người Đan Lai. Con đường từ trung tâm xã vào cụm bản Khe Nóng đầy dốc đá lởm chởm, phải vượt 4 con suối, băng qua cánh rừng già, mất hơn 1 tiếng nếu trời nắng, còn nếu mưa thì phải hơn 2 tiếng.

Do núi cao và sông sâu bao phủ nên cuộc sống của những người Đan Lai nơi đây phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, hằng ngày chủ yếu săn bắt, hái lượm. Đặc biệt hơn là hủ tục lạc hậu như đẻ ngồi, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống càng khiến cho nòi giống của họ bị suy thoái, thậm chí có thời điểm báo động nguy cơ tuyệt chủng.

Để “giải cứu” tộc người này, chính quyền các cấp và các lực lượng như biên phòng đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao đời sống, dân trí nhằm bảo tồn tốt hơn cho tộc người này. Tuy nhiên, khó khăn nhất là chưa có một nhân viên y tế được đào tạo để “cắm chốt” trong bản.

Ông Kha Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết: “Khe Nóng khó khăn lắm, khổ thì không đâu bằng. Đây là cụm dân cư khó khăn nhất của cả huyện Con Cuông với 100% đều là hộ nghèo. Mùa mưa, nước tại 4 con suối trên đường vào bản dâng cao, khiến khu vực này cô lập hoàn toàn. Người dân Đan Lai dựa chủ yếu vào gạo hỗ trợ của Nhà nước nên thiếu đói triền miên. Việc sinh đẻ cũng chủ yếu tại nhà”.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2) (Hình 2).

Nằm sâu trong rừng thẳm và có nhiều hủ tục lạc hậu đã khiến cho cuộc sống tại cụm bản Khe Nóng vẫn khó khăn. Ảnh TQ.

Chị Vi Thị Lan là trường hợp hiếm sau khi hoàn thành xong khóa học “cô đỡ thôn bản” vẫn còn hoạt động, nhưng chị phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ tại y tế xã Môn Sơn, huyện Con Cuông để đủ trang trải cuộc sống. Cứ cách 1 tuần, chị mới đi vào bản nơi có người Đan Lai sinh sống để thăm khám cho các sản phụ và tư vấn về kiến thức sinh sản cho phụ nữ nơi đây.

“Người Đan Lai tại địa phương chủ yếu sinh sống tại 2 bản Cò Phạt và Khe Búng, nằm sâu trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. Muốn đi vào thì phải mất 30 phút đi thuyền hoặc 2 tiếng đi xe máy, vậy nên tỉ lệ sinh ở nhà còn rất cao, chiếm 15%. Thậm chí có lần nghe tin báo về một sản phụ trở dạ, tôi lập tức đi vào hỗ trợ cũng chỉ kịp đỡ đẻ trên thuyền, chứ không ra đến trạm y tế”, chị Lan kể.

Vì vậy, định kỳ hàng năm, phòng khám quân dân y Bộ đội biên phòng sẽ về tận nơi khám và cấp thuốc miễn phí cho người dân, đồng thời tuyên truyền sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh sốt rét, ăn ngủ hợp vệ sinh, nuôi nhốt gia súc và gia cầm xa khu dân cư, sử dụng nước hợp vệ sinh…

Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa thể thay đổi hoàn toàn được những tập quán lạc hậu của người Đan Lai. Đặc biệt là họ vẫn không có thói quen ra trạm y tế để sinh con do phong tục cũng như đường đi lại khó khăn. Vì vậy, phần lớn phụ nữ đều tự sinh con ở tại nhà, thế nên nhiều trường hợp rơi vào tình huống khó sinh, các con sinh ra cũng ốm yếu.

Số lượng “cô đỡ thôn bản” mỗi năm lại giảm

Theo ông Hoàng Quốc Kiều, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, do không có trợ cấp nên số “cô đỡ thôn bản” của tỉnh vốn đã ít thì nay còn giảm nhiều so với trước.

Đội ngũ “cô đỡ thôn bản” được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thế nhưng, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của “cô đỡ thôn bản” tại địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế; phụ cấp cho cô đỡ thôn bản hiện còn rất thấp hoặc không có, khiến nhiều người bỏ nghề đi kiếm việc làm khác. Đa số những người trụ lại đều vì “tình yêu nghề”.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2) (Hình 3).

Nghệ An có rất nhiều thôn, bản có tỉ lệ đẻ ở nhà cao.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết thêm, để trở thành “cô đỡ thôn bản”, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, “cô đỡ thôn bản” có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.

“Nhiều bản ở vùng sâu, phải đi cả ngày mới vào tới nơi nên lực lượng “cô đỡ thôn bản” vẫn đóng vai trò rất quan trọng ở bản. Hơn nữa, đây là lực lượng gần dân, biết tiếng địa phương nên việc tuyên truyền, vận động cũng dễ dàng và hiệu quả. Thế nhưng số lượng “cô đỡ thôn bản” mỗi năm lại ít đi, nguyên nhân do không có lương nên họ phải tìm việc khác”, ông Kiều nói.

Mới đây, vào cuối năm 2022, Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Nghệ An mở lớp đào tạo, tập huấn lại kiến thức cho “cô đỡ thôn bản”. Thế nhưng cả tỉnh Nghệ An chỉ còn 31 học viên tham dự, trong đó huyện Con Cuông chỉ có… 3 người. Đến nay, số người sống được với nghề đếm được trên đầu ngón tay.

Được biết, trước đây, theo quy định của Quyết định 75/2009/QĐ-TTg, "cô đỡ thôn bản” được hưởng mức phụ cấp 0,3 hoặc 0,5 mức lương cơ sở tùy theo địa bàn hoạt động ở khu vực II hay khu vực III. Từ khi có Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều địa phương đã dừng chi trả phụ cấp cho y tế thôn, bản nói chung và cô đỡ thôn, bản nói riêng.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2) (Hình 4).

Nhiều chương trình tuyên truyền đã được tổ chức nhưng tại vùng núi, vùng biên giới, người dân vẫn chưa chủ động đến cơ sở y tế khám thai.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế Nghệ An khẳng định, công việc của “cô đỡ thôn bản” có tác động lớn đối với cộng đồng, đóng góp vào việc tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe người dân và giúp phụ nữ chủ động đi khám thai, sinh con tại cơ sở y tế.

“Những đóng góp của “cô đỡ thôn bản” góp phần làm giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh tại cộng đồng, điều này khẳng định sự phù hợp của lực lượng này với cộng đồng, đóng vai trò như cầu nối giữa cộng đồng và cơ sở y tế”, ông Lâm nói.

Tuy nhiên, kinh phí để duy trì hoạt động đội ngũ này chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách địa phương, trong khi, hầu hết địa phương có “cô đỡ thôn bản” hoạt động đều là những tỉnh miền núi khó khăn, chưa đủ khả năng tự cân đối ngân sách.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 31/1/2023 đã có 1.528 cô ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, có đến 638 cô đỡ chưa được hưởng phụ cấp nhưng vẫn hoạt động, ngày đêm tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Số cô đỡ được hưởng phụ cấp chỉ có 911 người, trong đó 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

Bài 3: Phát huy vai trò của “cô đỡ thôn bản” cho sức khỏe của đồng bào DTTS

Hà Nội gặp khó trong chống dịch, bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp

Thứ 2, 01/02/2021 | 18:28
Chiều 30/1, đoàn công tác của bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc với UBND TP.Hà Nội về công tác chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh.

Bộ trưởng bộ Y tế: Thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn

Thứ 6, 20/09/2019 | 16:31
Theo Bộ trưởng bộ Y tế nhận định, việc thanh toán trong khám chưa bệnh không dùng tiền mặt mặc dù rất hay nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng tác giả

“Vượt nắng, thắng mưa”, đẩy nhanh làm đường dây 500kV mạch 3

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:14
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Nghệ An đang được đẩy nhanh tiến độ.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Đẩy nhanh dự án Quốc lộ 7C, mở ra cơ hội phát triển Tây Bắc Nghệ An

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:30
Khi hoàn thành, tuyến đường Quốc lộ 7C nối dài sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Tân Kỳ về Tp.Vinh gần 30 phút và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các địa phương.

Nghệ An: Phát hiện nhiều vụ khai thác cát trái phép

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:00
Do có lợi nhuận lớn nên hiện nay hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến phức tạp, với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động, liều lĩnh.
Cùng chuyên mục

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Bác sĩ cảnh báo mối nguy hiểm khi nhiều trẻ bị dị vật đường thở

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:49
Ngày 28/4, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM cho biết, đã cấp cứu thành công nhiều trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

3 kiểu uống nước gây hại cơ thể ngày nắng nóng, mọi người cần lưu ý

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:30
Ngày hè nắng nóng, việc bổ sung nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, uống nước sai cách có thể vô tình gây hại sức khỏe.

Bác sĩ cảnh báo mối nguy hiểm khi nhiều trẻ bị dị vật đường thở

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:49
Ngày 28/4, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp.HCM cho biết, đã cấp cứu thành công nhiều trường hợp trẻ bị dị vật đường thở.

Cây như cỏ dại trước cho lợn ăn nay thành đặc sản giá 120.000 đồng/kg

Thứ 2, 29/04/2024 | 11:25
Cây dại này trước chỉ xuất hiện trong mâm cơm của người nghèo, mấy năm gần đây bỗng thành đặc sản đắt khách, được dân sành ăn ở các đô thị ưa chuộng.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Chiếc xe máy được bán với giá 24 tỷ đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:16
Một đại gia bí ẩn đã xuống tiền mua chiếc xe máy Harley-Davidson với giá 24 tỷ đồng.