Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị

Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị "nuốt chửng"

Nguyễn Hữu Phương
Thứ 7, 24/12/2022 | 21:00
0
Biển Sầm Sơn với bãi cát trắng kéo dài, là một trong những bãi biển đẹp thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Tuy nhiên, bãi biển nơi đây đang mất dần nhiều năm qua.

Đi dọc bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) du khách có thể dễ dàng nhận thấy một điểm rất riêng, ấn tượng của biển nơi đây so với các bãi tắm khác ở khu vực miền Bắc là bờ cát trắng dài, chạy tít tắp tận ra mặt nước. Cùng với sóng biển lớn và hải sản phong phú, đây được xem như là những yếu tố then chốt thu hút hàng triệu du khách tới nơi đây mỗi năm. Ngoài ra, bãi cát cũng là nơi để bà con ngư dân có chỗ neo đậu phương tiện mỗi khi ra khơi vào bờ.

Tuy nhiên, những năm gần đây, bãi biển Sầm Sơn đang có xu hướng bị nước biển xâm thực, cát bồi lắng không đủ lượng bị thiếu hụt đi, khiến nguy cơ bãi cát dài nơi đây bị "xóa sổ" là rất hiện hữu theo thời gian. 

"Nước biển nhiều năm qua đang có xu hướng ăn vào, ngày trước còn bé tí mỗi khi chạy từ rặng phi lao xuống tới mặt nước là quãng đường rất xa, mùa hè có khi còn bị bỏng chân nếu không đi dép vì cát nóng", anh Nguyễn Hữu Được (sinh năm 1990) một người dân sinh sống tại đây cho biết.

Bãi biển Sầm Sơn kéo dài khoảng 6km, từ chân núi Trường Lệ kéo tới tận khu vực cửa Lạch Hới (nơi sông Mã đổ ra biển). Theo ghi nhận thực tế, nước biển đang xâm thực mạnh từ phía cửa Lạch Hới qua các bãi tắm E,D và có xu hướng ăn mòn dần về phía khu vực chân núi Trường Lệ.

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng'

Từ bãi cát chạy dài ra mép nước, nay nước biển đã ăn vào sát mép đường Hồ Xuân Hương đoan qua bãi tắm E, gần khu quần thể nghỉ dưỡng FLC.

Tại các khu vực xâm thực mạnh nhất, trong những lúc thủy triều lên, nước biển mạnh đã có thể chạm tới mép đường Hồ Xuân Hương (tuyến đường chạy ven biển Sầm Sơn) và "uy hiếp" thường trực tuyến đường đoạn qua khu vực này.

"Nước biển ăn cả vào đường rồi, cứ căn cứ theo hàng phi lao chắn sóng thì nước biển những năm qua đã ăn vào rất nhiều. Những hôm biển động sóng vỗ vào thường xuyên, đợt rồi bão nước còn lên ngập cả đường. Vì vậy, chúng tôi phải kéo cả thuyền thúng lên vỉa hè vì không còn bãi cát che chắn nữa", anh Sơn, một ngư dân Sầm Sơn cho biết.

Cũng theo người dân nơi đây, tốc độ xâm thực có dấu hiệu đẩy nhanh trong khoảng 5 năm gần đây, các "nhà Đỗi (lán trại thực hiện việc trông coi tàu bè ở bãi biển) trước kia ẩn an toàn trong rừng cây phi lao, cùng bãi cát dài cao trước mặt sóng biển không thể với tới thì nay cũng trong tình trạng có thể bị trôi ra biển bất cứ khi nào. 

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 2).

Ngư dân tạm chống đỡ bằng các bao cát để giữ nhà "đỗi" trước sự xâm lấn của nước biển.

Theo quan sát của Người Đưa Tin khi đi dọc bờ biển về phía núi Trường Lệ, các dấu hiệu xói mòn nguy hiểm đang có xu hướng lan nhanh và để lại dấu vết hiện hữu. Trên bờ cát xuất hiện các vết sạt lở tạo thành các vực cát nhỏ cho thấy nước biển đang âm thầm hàng ngày lấy đi lượng cát lớn. Bên cạnh đó là các gốc dừa, hay phi lao được người dân trồng xa mép nước biển với mục đích chắn gió, chắn cát nay cũng trơ gốc hoặc đã nằm lỏng chỏng giữa bãi. 

Theo kinh nghiệm từ nhiều cụ cao niên tại vùng biển này, thì biển Sầm Sơn có địa hình tự nhiên rất lý tưởng, với một đầu là cửa sông Mã nước chảy mạnh cuốn theo nhiều cát, phù sa kết hợp với dãy núi Trường Lệ chạy sát ra biển đã giúp cát xu hướng bồi lắng qua hàng năm tạo nên bãi cát dài như ngày nay. 

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 3).

Ghi nhận dấu hiệu xâm thực nguy hiểm doc bãi biển Sầm Sơn.

Với nhận định cảm tính mang tính thực tế, một số người dân cho rằng có thể việc kè đê, lấn biển và quá trình xây dựng dự án du lịch nghỉ dưỡng sinh thái ở ngay vị trí cửa Lạch Hới là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng trên.

"Khoảng 5 năm qua biển ăn vào mạnh hơn, ngày trước có thấy chi mô. Có thể khi dự án về xây sân gôn và làm nhà họ cũng hút rất nhiều cát biển lên để bồi đắp tạo những hố sâu nên có thể giờ bị sụt xuống., đồng thời, việc kè bờ ở phía trước dự án cúng khiến sóng đập vào bị xô ngược qua đây rồi lấy cát đi", chị Vũ Thị Vân (sinh năm 1976, trú phường Quảng Cư, Tp.Sầm Sơn) chia sẻ. 

Trong một diễn biến liên quan, ngày 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) -  phía đối diện cửa Lạch Hới nhìn từ phía Tp.Sầm Sơn. Khu vực này hiện đang bị xâm thực rất nghiêm trọng. Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đề nghị hỗ trợ nghiên cứu giải pháp xử lý khẩn cấp chống sạt lở, xâm thực bờ biển khu vực cửa Lạch Hới.

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 4).

Khu vực cửa Lạch Hới thuộc thôn Tân Xuân, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) hiện đang bị xâm thực rất nghiêm trọng khiến tỉnh Thanh Hóa phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực này.

Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR), Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA)… với 3.260 km đường bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam qua 28 tỉnh, thành phố, Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hiện tượng thiên tai cực đoan do nước biển dâng như xâm ngập mặn, biển xâm thực, bão, lốc...

Ngoài các nguyên nhân do yếu tố tự nhiên như: Tác động của gió, sóng, thủy triều, dòng chảy ven bờ, cấu tạo địa chất, vị trí của đường bờ, biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng thì tình trạng xâm thực biển diễn biến phức tạp ở Việt Nam hiện nay còn do các yếu tố đến từ chính các hoạt động của con người. Việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình hạ tầng ven biển đã làm thay đổi quy luật tự nhiên của các luồng khí, gió đối lưu, làm thay đổi dòng chảy của biển và ảnh hưởng đến sự tác động của sóng biển vào bờ. 

Bàn về sự việc, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương (Trưởng Khoa môi trường và công nghệ hóa - ĐH Duy Tân) một nguyên nhân quan trọng khác khiến bờ biển bị xâm thực đó là tình trạng khai thác nước ngầm quá mức ở ven biển mà “thủ phạm” chính là các công trình cao tầng. Theo đó, khi thi công các công trình ven biển đã vô tình hút đi lượng nước ngầm mất lớn làm sụt lún cát, từ đó xâm thực nhanh và nặng nề hơn.

Một số hình ảnh bãi biển Sầm Sơn bị xâm thực:

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 5).

Cây phi lao chắn sóng bị "ăn" trụi gốc

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 6).

Hàng dừa ven biển cũng chịu chung tình trạng, nhiều cây khác chờ ngày bị sóng cuốn đi.

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 7).

Nước biển "uy hiếp" khu vực đường Hồ Xuân Hương ven biển.

Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 8).
Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 9).
Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 10).
Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 11).
Tình trạng xâm thực đang lan nhanh về phía các bãi tắm A,B,C của Tp.Sầm Sơn khiến nguy cơ "xóa sổ" các bãi cát này theo thời gian là rất hiện hữu.
Dân sinh - Hình ảnh bãi biển đẹp nhất miền Bắc trước nguy cơ bị 'nuốt chửng' (Hình 12).

Chị Vân - vợ ngư dân lo lắng trước tình trạng "xâm thực" gia tăng.

  

Tuyệt phẩm không thể bỏ lỡ ven biển Sầm Sơn

Thứ 4, 28/09/2022 | 16:22
Đón đầu sự phát triển bứt tốc của du lịch Sầm Sơn, biệt thự ven biển đã có sổ đỏ sở hữu lâu dài là sản phẩm các nhà đầu tư không thể bỏ lỡ.

Du khách vượt gần 20km tìm khách sạn khi về Sầm Sơn tắm biển

Thứ 2, 27/06/2022 | 19:03
Nhiều du khách không đặt phòng trước khi về tắm biển Sầm Sơn đã phải ngậm ngùi di chuyển quãng đường gần 20km để tìm chỗ nghỉ ngơi do khách sạn tại đây đã quá tải.

Nắng nóng, biển Sầm Sơn "không còn một chỗ trống"

Chủ nhật, 19/06/2022 | 18:20
Sau thời kỳ bị gián đoạn do dịch Covid-19, bãi biển Sầm Sơn đã thực sự hồi sinh khi ước tính có tới hàng vạn lượt du khách chọn về đây "giải nhiệt" mỗi ngày.

Thanh Hoá: Tưng bừng Lễ hội Carnival Sầm Sơn 2022

Thứ 7, 18/06/2022 | 20:29
Hàng vạn du khách cùng người dân địa phương đã đổ về chiêm ngưỡng màn trình diễn ấn tượng của các vũ công tại Lễ hội Carnival Sầm Sơn 2022.
Cùng tác giả

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Thanh Hóa: Dồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:00
Những năm qua, Thanh Hóa chú trọng đầu tư mới và nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo tiền đề thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.

Cổ phiếu Tập đoàn Tiên Sơn bị đưa vào diện cảnh báo

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:00
Sở Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn (Mã: AAT) vào diện cảnh báo.

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.

Thanh Hóa: Dự án du lịch biển Hải Hòa xin điều chỉnh lần thứ 8

Thứ 2, 22/04/2024 | 18:41
Trong lần điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư lần thứ 8, dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa được điều chỉnh về tiến độ, vốn đầu tư và diện tích.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Chủ động ứng phó thiếu nước sinh hoạt cao điểm mùa khô

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:00
Hiện đã bước vào cao điểm mùa khô, nhiệt độ nóng lên từng ngày dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tăng cao.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm bãi rác Nam Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:23
Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai thêm một nhà máy xử lý ở khu vực bãi rác Nam Sơn.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Cao tốc Vĩnh Hảo–Phan Thiết có 2 trạm dừng nghỉ tạm phục vụ người dân

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
2 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã thi công xong các hạng mục và đưa vào phục vụ người tham gia giao thông.
     
Nổi bật trong ngày

Gia Lai: Bộ đội huy động xe chở nước hỗ trợ người dân vùng hạn

Thứ 3, 23/04/2024 | 22:07
Để kịp thời cung cấp nước cho người dân, lực lượng bộ đội huy động xe chở nước đến một số làng biên giới của huyện Đức Cơ.

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Vụ 7 người chết ở Yên Bái: Nạn nhân sống sót kể lại khoảnh khắc máy nghiền bất ngờ quay

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:12
Ngã từ trên cao xuống khi máy nghiền bất ngờ hoạt động, anh Tuân cố lết tới phòng điều khiển ngắt điện, nhưng 7 đồng nghiệp ở bên trong máy đã không thể qua khỏi.