“Sống giữa đô thành lâu rồi không về thăm quê
Thăm ngoại thân yêu tuổi thơ lo lắng cho mình
Thành phố hoa đèn món gì cũng có ngoại ơi
Mà sao con vẫn nhớ tô canh bầu, nồi cá dứa ngoại kho.”
Đó là những câu hát rất ngọt ngào trong bài hát “Ngoại tôi”. Nó cũng chính là bài thuốc tinh thần giúp tôi xoa dịu đi phần nào nỗi nhớ về ngoại. Đối với bản thân tôi, ngoại chính là người có sức ảnh hưởng to lớn đến tuổi thơ và kí ức. Nếu như tiếng gọi “Mẹ ơi!” chứa đựng sự thiêng liêng của tình mẫu tử, thì tiếng gọi “Bà ơi!” toát ra sự ấm áp đến lại kì.
Tôi sinh và lớn lên trong gia đình nhỏ ở một làng quê thanh bình, nơi có hình bóng của cha của mẹ, của cánh chim trời cùng làn khói trắng bay lên mỗi khi chiều tà, nơi ấy còn có hình ảnh của ngoại – với nụ cười đầy hiền hậu. Có thể nói, những trang sách về cuộc đời tôi đều có sự xuất hiện về hình ảnh của ngoại. Từ những ngày còn thơ bé, ngoại đã chăm sóc tôi từ miếng ăn đến giấc ngủ. Bởi hoàn cảnh gia đình lúc đó còn khó khăn, cha mẹ phải gánh nặng trên vai vấn đề cơm áo gạo tiền. Chính vì lẽ đó mà ngoại khắc sâu trong tâm trí của tôi đến vậy. Thời gian thấm thoắt trôi, tôi trở thành em bé lớp một ngây thơ và đáng yêu. Lớn thêm nữa với vòng quay của xe đạp những năm tháng cấp hai đầy kỉ niệm. Cứ thế trong vòng tay của ngoại, của cha mẹ tôi khôn lớn thành người.
Tôi thương cha mẹ “một nắng hai sương” lam lũ cho tôi học hành bằng chúng bạn; tôi lại thương ngoại luôn tất bật lo cho tôi về cuộc sống thường ngày. Từ đó tôi thầm hứa với bản thân mình phải cố gắng học hành, không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, ông bà. Điều đặc biệt tôi muốn học thật giỏi, sau này có cơ hội được đền đáp công ơn trời biển của ngoại. Và sự nỗ lực của tôi đã được đền đáp khi mười hai năm liền tôi đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh ngoan. Tôi biết ba mẹ, ngoại tôi m