Bài học rút ra từ vụ giăng bẫy điện chống chuột khiến 2 người chết

Bài học rút ra từ vụ giăng bẫy điện chống chuột khiến 2 người chết

Thứ 2, 20/03/2023 | 09:35
0
Bực tức vì chuột phá hoại hoa màu, nhiều người dân đã tự ý kéo dây điện trần để bẫy chuột, nhưng họ lại không biết bẫy chuột như vậy có thể gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí làm chết người...

Như ĐS&PL đã thông tin, ngày 14/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Tình (SN 1978), trú tại thôn Phượng Đoài, xã Trường Trung, huyện Nông Cống để điều tra làm rõ hành vi giết người.

Theo điều tra ban đầu, ngày 9/3, để bảo vệ ruộng lúa của gia đình không bị chuột cắn phá, Tình đã sử dụng máy bơm rút nước, dùng dây thép giăng xung quanh bờ ruộng. Đến 20h cùng ngày, Tình dùng dây viễn thông có lõi đồng nối một đầu vào dây thép (không có vỏ bọc), một đầu vào phích cắm điện để truyền dẫn điện để diệt chuột.

Khi giăng dây điện, Tình đã không làm biển, đèn cảnh báo, không thông báo cho các hộ dân có ruộng xung quanh và chính quyền địa phương biết việc làm của mình. Làm xong, Tình không trông coi mà bỏ về nhà nằm ngủ.

Khoảng 6h30 ngày 10/3, Tình rút nguồn điện rồi ra thăm ruộng lúa thì phát hiện anh N.M.C. (SN 1992) và anh N.V.C. (SN 2000) đều trú tại thôn Phượng Đoài, xã trường Trung, huyện Nông Cống đã tử vong do bị điện giật. Biết mình gây ra hậu quả nghiêm trọng, Tình đã đến Công an xã Trường Trung đầu thú.

Pháp luật - Bài học rút ra từ vụ giăng bẫy điện chống chuột khiến 2 người chết

Hiện trường vụ việc.

Vậy hành vi giăng dây điện bẫy chuột chết người sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?

Trao đổi với PV về những tình huống pháp lý trong vụ án này, TS.LS Nguyễn Quang Anh (đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Trước hết, chúng ta phải hiểu pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ.

Điều 59 Luật Điện lực năm 2004 quy định về việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp như sau: Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết; Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

Hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động và sử dụng điện được quy định rõ tại Điều 7 Luật Điện lực.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, điện là nguồn năng lượng cực kỳ nguy hiểm, việc sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn điện, người dân không được tiếp xúc trực tiếp với điện, điện cao thế sẽ có thể dẫn đến tử vong. Luật pháp cũng nghiêm cấm sử dụng điện cho các mục đích trộm cắp hoặc bẫy chuột. Do đó, nếu sử dụng điện cho các mục đích trên gây ra hậu quả chết người, người sử dụng điện sẽ bị xử lý về tội Vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), hoặc nặng hơn là tội Giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự).

Trong vụ án trên, nếu nghi phạm Tình sử dụng điện để bẫy chuột, bẫy ở nơi mà anh ta tin rằng không có người qua lại, bảo vệ cẩn thận, có các dấu hiệu, biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra, mục đích là để diệt chuột và phòng chuột, không nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của con người nhưng 2 nạn nhân không may giẫm phải dây điện bẫy chuột và tử vong. Lúc này, nghi phạm sẽ bị xử lý về tội Vô ý làm chết người.

Với hậu quả là làm chết 02 người, nghi phạm có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Nếu nghi phạm Tình sử dụng điện để ngăn trộm cắp và anh ta biết chắc chắn rằng điện có thể gây nguy hiểm cho mọi người nhưng vẫn cố ý để lại hậu quả nguy hiểm chết người thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự với các lỗi cố ý gián tiếp (biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng cố ý thực hiện các hành vi nguy hiểm gây ra hậu quả chết người có thể xảy ra).

Nếu bị kết án về tội này, hình phạt có thể được quy định tại khoản 2, Điều 123 là từ 07 đến 15 năm tù.

Theo lời khai của nghi phạm Tình thì anh ta sử dụng điện để bẫy chuột và chống lại động vật phá hoại mùa màng tại ruộng lúa của của gia đình, có dùng dây thép giăng xung quanh bờ ruộng. Tuy nhiên khi giăng dây điện, Tình đã không làm biển, đèn cảnh báo, cũng không thông báo cho các hộ dân có ruộng xung quanh và chính quyền địa phương biết việc làm của mình. Đã thế, Tình lại không trông coi ruộng mà bỏ về nhà nằm ngủ. Hậu quả là 2 nạn nhân đi qua, vướng phải dây diện nên đã tử vong.

Trong trường hợp này phải hiểu rõ sử dụng điện ở những nơi có nhiều người đi qua như đồng ruộng, ngay cả khi có dấu hiệu cảnh báo thì cũng nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của con người. Ở đây, nghi phạm đã tự làm theo ý mình dẫn đến hậu quả là có người bị điện giật chết. Do vậy, trong trường hợp này, Tình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người theo Điều 123 BLHS năm 2015. Với tình tiết tăng nặng định khung là làm 2 người chết (điểm a khoản 1 Điều 123), nghi phạm có thể phải nhận mức án từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài trách nhiệm hình sự, LS Quang Anh cho rằng người tiến hành giăng bẫy điện mà làm chết người còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Ánh Dương (Thực hiện)

Vụ án giăng dây điện ở chuồng vịt bẫy chó, con gái tử vong, cha đi tù 7 năm

Chủ nhật, 19/04/2020 | 12:02
Người cha giăng dây kẽm gài điện chống chó ở khu chuồng vịt trên phần đất của gia đình, không ngờ điện giật chết con gái ruột của mình.

Đắk Lắk: Giăng điện chống trộm, bẫy nhầm cháu bé

Thứ 3, 12/11/2013 | 08:27
Ngày 11/11, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm và tuyên phạt 10 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Hữu Lộc (SN 1954, làm bảo vệ tại trường Tiểu học Lê Văn Tám - trú tại thôn 14, xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk) về tội “giết người”.
Cùng chuyên mục

Bắt 2 đối tượng nữ giả danh nhân viên công ty xổ số để lừa đảo

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:46
Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa bắt giữ 2 đối tượng nữ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khởi tố trưởng phòng nhận hối lộ của học viên thi sát hạch lái xe

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn về tội “Nhận hối lộ”.

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Kiên Giang: Khởi tố Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:08
Ông Trần Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang bị khởi tố để điều tra về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đồng Nai: Phát hiện nhóm thanh niên sử dụng ma tuý trong quán karaoke

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:04
Công an huyện Xuân Lộc đang tạm giữ hình sự 6 đối tượng tham gia tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tại một quán karaoke.
     
Nổi bật trong ngày

Án Tây-Luật Ta: Bị kiện vì chơi đàn… quá nhiều

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:15
Laia Martin một nghệ sĩ dương cầm người Tây Ban Nha bị người hàng xóm cũ của cô kiện vì chơi đàn quá nhiều.

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen để cướp tài sản của 2 nữ sinh

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:57
Sau khi đạp xe nạn nhân ngã xuống đường, Đại và Đạt chạy đến ngồi lên xe cảnh giới để Giàu và Vương đến dàn cảnh đánh ghen rồi cướp dây chuyền vàng và điện thoại.

Khởi tố trưởng phòng nhận hối lộ của học viên thi sát hạch lái xe

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn về tội “Nhận hối lộ”.

Hà Nội: Hàng loạt ô tô bị tạt sơn, xử lý hành vi này như thế nào?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:02
Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang phối hợp cùng Công an phường Định Công xác minh, điều tra vụ việc 6 chiếc ô tô bị tạt sơn đỏ trên địa bàn.