Tây du ký của Ngô Thừa Ân, từ khi ra đời đến nay đã được đông đảo người đọc yêu thích và mến mộ. Hình tượng các nhân vật trong tác phẩm với những phép biến hóa màu nhiệm đi mây về gió, thoắt biến thoắt hiện - rẽ nước xuống Long cung - đại náo Thiên cung luôn thu hút sự thích thú, gợi cảm giác thư giãn cho mọi tầng lớp, mọi đối tượng độc giả.
Về sau những câu chuyện thần thoại hư cấu, đã được đưa vào phim ảnh với công nghệ kỹ xảo điện ảnh hiện nay, những màn đánh nhau kịch liệt hoành tráng, đã đem bộ tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng này trở thành hình thức phim truyền hình ưa thích thấy của mọi người, kích thích thị giác, từ đó đã làm mờ đi nội hàm sâu sắc của yếu tố văn hóa.
Trong Tây du ký ở hồi thứ 8 có một bài thơ tựa rằng: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên đích tất giai tri, thiện ác nhược vô báo, kiền khôn tất hữu tư” (Con người sinh một niệm, Thiên Địa đều biết tường tận. Nếu không có quả báo thiện ác, Càn Khôn ắt có tư tâm).
Kỳ thực, thiện ác nhân quả nếu không có báo ứng, thì người xấu có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, thế giới này còn chỗ cho những người tốt lương thiện hay không? Có lẽ người tốt đều bị người xấu tiêu diệt hết mất rồi.
Chính trong tiểu thuyết nổi tiếng này của tác giả Ngô Thừa Ân có một tập miêu tả thiên tai nghiêm trọng tại quận Phượng Tiên. Trong hồi 87: “Quận Phụng Tiên khinh trời bị hạn, Tôn Đại Thánh khuyến thiện làm mưa”.
Câu chuyện kể rằng, bốn thầy trò Đường Tăng đi đến quận Phụng Tiên, vùng này thuộc về nước Thiên Trúc, vốn là nơi dân cư đông đúc, nhưng bị hạn hán ba năm liền, bách tính khổ không kể xiết, đã chết đói mất hai phần ba dân số, người còn sống cũng có thể chết bất cứ lúc nào. Quận Hầu có lòng yêu thương dân, niêm yết bảng thỉnh cầu pháp sư cầu mưa cứu lê dân bách tính. Tôn Ngộ Không thấy tình cảnh này mang lòng trắc ẩn muốn ra tay trợ giúp. Vậy là Tề Thiên Đại Thánh bèn niệm chú gọi Đông Hải Long Vương đến làm mưa cứu dân chúng. Long Vương trả lời rằng: "Làm mưa là do Thượng Thiên sai khiến, Tiểu Long không dám làm khi chưa có lệnh, xin Đại Thánh đến Thiên Cung thỉnh Thánh chỉ làm mưa để Tiểu Long hành sự theo chiếu chỉ".
Tôn Ngộ Không dùng phép Cân đẩu vân bay lên trời để hỏi mới biết, Quận Phụng Tiên, ba năm không mưa, dân khổ không tả xiết, là vì Quận Hầu nơi ấy quát tháo om sòm, xô ngã bàn chay cúng tế, cúng phẩm rơi vãi khắp sàn, chó chạy đến ăn, miệng nói những lời ô uế, mạo phạm trời đất, Thượng Đế trách tội, đã dựng nên núi gạo, núi bột, sợi xích sắt bằng vàng, đợi đến khi ba vật này hoàn toàn đổ ngã, mới cho mưa xuống.
Tôn Ngộ Không trở về hạ giới, trách mắng Quận Hầu: "Chỉ vì lỗi lầm của ông ba năm trước đây khiến người dân chịu nạn".
Quận Hầu hoảng sợ không dám che giấu, nói rằng: “Ngày 25 tháng 12 ba năm trước là ngày cúng chay tế Trời, ở trong nha phủ của tôi, vì vợ không hiền nên đã đấu khẩu với nhau bằng lời xấu xa, nhất thời nổi giận khiến tôi ngu si đẩy đổ bàn thờ cúng tế, hất đổ thức ăn, đúng là có gọi chó đến ăn. Mấy năm nay vẫn đau đáu trong lòng, tinh thần hoảng hốt, không biết hóa giải thế nào. Không biết là Thượng Thiên giáng tội gây hại lê dân. Nay gặp thầy giáng lâm, mong thầy chỉ bảo cho về chuyện liên quan đến Thượng giới đó nên tính toán thế nào”.
Khi xem hồi này, có lẽ nhiều người cảm thấy không phục và tự hỏi tại sao quận hầu làm sai bách tính đều phải gánh chịu? Nguyên nhân vì quận hầu là quan phụ mẫu của toàn huyện, là người được mọi người mặc định công nhận.
Có thể nói, Tây du ký mặc dù chỉ là một bộ tiểu thuyết, nhưng cũng phản ánh lý lẽ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đối với việc xảy ra ôn dịch và các loại thiên tai nhân họa đến với bách tính, thân là người quản lý đều phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, từ triều nhà Chu cho tới bao đời vua kéo dài mấy nghìn năm sau đó, trong lịch sử khi đất nước gặp thiên tai nhân họa, các hoàng đế đều phải công bố “Tội kỷ chiếu” (tức là “Chiếu thư tự trách tội mình”) trước Thiên hạ, công khai kiểm điểm và sám hối những lỗi lầm và thất bại của bản thân, mong được Thiên thượng tha thứ, không trách tội nữa, trăm họ cũng không phải chịu khổ.
Trong lòng con người nếu không có trời, thì người ta sẽ cuồng vọng tự đại, vô pháp vô thiên, nếu như con người đánh mất đi ước thúc tâm pháp của đạo đức thì chuyện xấu xa gì cũng có thể làm ra được.
Quốc Tiệp (t/h)