Bán cốc trà sữa sẽ phải thu gom vỏ hộp

Bán cốc trà sữa sẽ phải thu gom vỏ hộp

Thứ 7, 25/09/2021 | 11:36
Túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, hộp cơm trưa văn phòng... chỉ được dùng một lần nhưng phải mất 500 – 1.000 năm sau mới phân huỷ hết. Giải quyết thế nào?

Hồn nhiên ném rác thải nhựa ra môi trường

Nguyễn Minh K. là chủ một cửa hàng đồ uống nhanh nằm trên phố Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Thương hiệu mới mở, trước thời điểm giãn cách toàn thành phố, anh chạy quảng cáo để tăng hiện diện với khách hàng nên quán của anh luôn đông nghịt shipper (người giao hàng) đến chầu chực. Mỗi ngày, hàng nghìn cốc trà sữa được giao đi, cùng với đó là từng ấy cốc nhựa, ốc hút nhựa, túi nilon… dùng một lần cũng được tiêu thụ.

Làm một phép tính nhanh: Cốc trà sữa có giá bán trung bình 25.000 – 40.000 đồng/cốc; chỉ riêng ống hút, nếu loại nhựa thì 300 - 800 đồng/cái, bằng tre giá 5.000 – 8.000 đồng/cái, bằng inox giá 15.000 – 25.000 đồng/cái. “Để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tôi dùng loại nhựa. Biết là ô nhiễm môi trường nhưng…, có lẽ khi nào mở rộng quy mô tôi sẽ nghĩ đến sau”, K. chia sẻ quan điểm.

Còn tại một khu chợ dân sinh nằm trên phố Bạch Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, 7h sáng một ngày bình thường trong tuần, sau khi chiếc xe rác vừa hối hả chở đi những ni lông, bọc bị, vỏ chai nước tinh khiết, cốc nhựa dùng một lần… thì chỉ ít phút sau đó, những loại bao bì thực phẩm này lại được chất đống trước cổng chợ.

Bà Nguyễn Thị Hồng, 65 tuổi, phố Trương Định, quận Hoàng Mai, ra khỏi chợ với 6 chiếc túi nilon và 2 cốc nhựa dùng một lần treo trên xe máy. Chúng được dùng để đựng đồ ăn sáng và thực phẩm mà bà vừa mua về cho gia đình.

Trao đổi với Người Đưa Tin, người phụ nữ này cho biết, những chiếc túi nilon sẽ được bà tận dụng lần nữa để đựng rác thải gia đình rồi vứt ra xe rác. Khi PV đề cập vấn đề rác thải nhựa, bà Hồng nói: “Người ta sản xuất ra, thấy tiện dụng thì người bán dùng để đựng thực phẩm bán cho mình. Nếu muốn chúng tôi không dùng thì đừng sản xuất nữa”.  

Chính sách - Bán cốc trà sữa sẽ phải thu gom vỏ hộp

Cần hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ

Còn bà Lê Thị Hà - tiểu thương bán rau củ quả tại chợ cho hay, việc người bán hàng phải trang bị túi nilon cho khách mang đồ về đã thành thông lệ nhiều năm nay. “Biết là làm phát sinh nhiều rác thải khó tiêu huỷ nhưng không thay đổi được, thậm chí có người chỉ mua một mớ rau hay mấy quả ớt cũng yêu cầu đựng trong túi nilon”, bà Hà nói.

Chúng ta hiểu vì sao, hàng ngày, hình ảnh thường thấy trên các đường phố Việt Nam là những chiếc xe thu gom rác thải luôn cao quá đầu người bởi những bọc, bị nilon chứa rác thải sinh hoạt lẫn chai lọ, hộp xốp xếp chồng lên nhau và treo lủng lẳng ở thành xe.

Sau khi được sử dụng chỉ một lần, đường đi của chúng phần lớn là ra xe thu gom rác thải, rồi tập kết ở bãi rác, sau đó được chôn lấp thô sơ. Chỉ một phần rất nhỏ được tái chế hoặc xử lý bằng công nghệ xử lý rác hiện đại. Điều đáng nói, nếu chỉ được xử lý bằng chôn lấp, những rác thải nhựa này cần tới 500 năm, thậm chí 1.000 năm mới bị tiêu huỷ hoàn toàn.

Số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho hay, rác thải nhựa hiện nay chiếm 12% lượng chất thải rắn của Việt Nam. Nếu không được tái chế, 2,5 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm sẽ được xả thẳng ra môi trường.

Hiện Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới trong danh sách những quốc gia xả thải nhiều nhất ra biển (sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines), với khoảng 1,8 triệu tấn rác thải mỗi năm.

Đáng lưu ý, trong 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm ở Việt Nam có tới 300 tỷ chiếc túi nilon tiện lợi. Con số này đóng góp không nhỏ vào hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa trên toàn cầu được thải ra môi trường hàng năm, trong đó 50% là nhựa dùng một lần.

Gánh nặng cho môi trường và sức khỏe con người

Trong một lần ghé thăm labo nghiên cứu về ô nhiễm môi trường của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, chúng tôi được TS. Mai Hương, Phó khoa Nước, Môi trường và Hải dương học - giới thiệu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của nhựa siêu vi trong trầm tích đến động vật đáy hồ nội thành Hà Nội” mà TS. Hương và cộng sự đang nghiên cứu.

Đây là đề tài cấp Nhà nước, được thực hiện trong 36 tháng (từ 9/2019), đánh giá trên 2 hồ của Hà Nội là hồ Tây (đại diện cho hồ tự nhiên) và hồ Yên Sở (hồ điều hòa, nhân tạo).

Theo TS.Mai Hương, ghi nhận ban đầu cho thấy cả hai hồ nói trên đều đang bị ô nhiễm nặng nề, trong đó rác thải từ vi nhựa chiếm tỉ trọng lớn. Nó có nguồn gốc từ rác thải sinh hoạt, công nghiệp dệt vải, mỹ phẩm và các nhà máy xử lý rác thải nhựa.

Chính sách - Bán cốc trà sữa sẽ phải thu gom vỏ hộp (Hình 2).

Môi trường bị tàn phá nặng nề vì rác thải nhựa

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, một chuyên gia tại viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TN&MT) khuyến cáo: Chúng ta sống trong môi trường có vi nhựa (hạt nhựa nhỏ dưới 5mm – PV) ở khắp nơi, kể cả khi ngủ và thở. Các hạt, mảnh vi nhựa có trong nước chúng ta uống, trong hải sản chúng ta ăn, trong không khí chúng ta thở.

Theo thống kê, trong 5 gram muối có 3 hạt vi nhựa, 1 lít nước đóng chai dùng 1 lần có 28 - 241 hạt vi nhựa, 1 suất ăn hải sản trung bình có 90 hạt nhựa, thậm chí có khoảng 70 nghìn hạt nhựa nhỏ rơi xuống bàn ăn của chúng ta mỗi lần ăn...

“Nhựa là một chất trơ khó phân hủy, do đó những hạt vi nhựa này sau khi đi vào cơ thể con người, tùy điều kiện nhất định, có thể gây dị ứng, đau đầu chóng mặt, rối loạn chức năng, tắc nghẽn thành ruột, mất cân bằng ô xy hóa, ảnh hưởng đến chuyển hóa của gan... Nếu đủ nhỏ để đi vào tế bào, nó sẽ va vào thành tế bào rồi gây vết thương, làm thay đổi cấu trúc tế bào và đây chính là nguyên nhân gây ung thư”, vị chuyên gia nhận định.

Giải pháp: Tiếp cận từ góc độ chính sách

Vị chuyên gia của Bộ TN&MT chia sẻ, chúng ta sử dụng phổ biến đồ dùng nhựa cách đây vài chục năm nhưng sự quan tâm về rác thải nhựa mới chỉ khoảng 5-6 năm gần đây, và phải đến những năm 2018 đến nay thì mới bắt đầu có những quyết sách mạnh mẽ để quản lý rác thải nhựa.

Chúng ta từng đưa ra nhiều giải pháp như bắt buộc phân loại rác tại nguồn (để quyết định tái chế hay tiêu huỷ), đánh thuế túi nilon sử dụng một lần, thu phí bảo vệ môi trường theo khối lượng/thể tích rác thải…, song phần lớn những chính sách này đều vấp phải khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Mới đây, tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) 2020, một nội dung mới đã được luật hoá là quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đối với bao bì sản phẩm khi thải ra môi trường (EPR: Extended Producer Responsibility), tại Điều 54 và Điều 55.

Cụ thể, EPR yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm: Tự thực hiện tái chế; thuê các đơn vị tái chế; liên kết với nhau để tổ chức hoạt động tái chế; đóng góp kinh phí tái chế cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Theo lý thuyết này, từ nay một người chủ quán trà sữa sẽ phải có trách nhiệm đối với chiếc cốc đựng, ống hút và bao bì đựng cốc trà sữa mà người dân thải bỏ ra môi rường sau khi họ sử dụng xong sản phẩm.

Mục đích cuối cùng của chính sách này là buộc doanh nghiệp phải tự tính toán việc xử lý chất thải ngay từ bắt đầu quy trình sản xuất sao cho chi phí, công sức ở khâu cuối ít tổn thất nhất. Muốn vậy, mọi doanh nghiệp đều phải nghĩ đến giải pháp tái chế và sử dụng vật liệu tái chế, là nội dung chính của nền kinh tế tuần hoàn mà mọi quốc gia đều đang hướng đến.

Chính sách - Bán cốc trà sữa sẽ phải thu gom vỏ hộp (Hình 3).

Cần có hệ thống chính sách cụ thể về bảo vệ môi trường

Trao đổi với PV tạp chí Người Đưa Tin, TS.Nguyễn Hoàng Nam, giảng viên Khoa Môi trường và Biến đổi khí hậu, Đại học Kinh tế Quốc dân - nêu quan điểm, để giải quyết câu chuyện rác thải nhựa ở Việt Nam thì cần phải có một chiến lược tổng thể, trong đó vấn đề mấu chốt là phải xây dựng được nền kinh tế tuần hoàn (rác thải của ngành sản xuất này được tái chế để trở thành nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất khác – PV).

Để vận hành nền kinh tế tuần hoàn, ông Nam cho rằng, cần có sự đồng bộ thể chế, kỹ thuật và nhận thức của người dân. Theo đó, trong nền kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp là động lực, Nhà nước đóng vai trò bà đỡ để cung cấp công cụ pháp luật, ưu đãi về thuế, công cụ giám sát (ví dụ ký quỹ môi trường, DN nào sử dụng nguyên liệu đầu vào là vật liệu tái chế thì được giảm thuế...)

Các bên cần đầu tư cho kỹ thuật để xây dựng kinh tế tuần hoàn. Hiện nay ở Hà Lan hiện đã có công cụ tái chế bê tông của tòa nhà cũ thành bê tông mới để xây tòa nhà mới.

“Quan trọng nhất là phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân, không sử dụng nilon, ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần... từ đó thúc đẩy doanh nghiệp cung ứng vật liệu thay thế bằng tre trúc, giấy, vải, lá cây...”, ông Nam nói.

Chính sách - Bán cốc trà sữa sẽ phải thu gom vỏ hộp (Hình 4).

GS.TS Đinh Trọng Thịnh.

Còn chuyên gia tài chính - GS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính Hà Nội, cho rằng, công cụ thuế cần được áp dụng hợp lý.

“Phải quản lý được từ gốc xem doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu túi nilon, chai nhựa một năm để có cơ sở đánh thuế và yêu cầu trách nhiệm với môi trường. Mục đích cuối cùng là buộc nhà sản xuất phải thu hồi hoặc có phương án xử lý sản phẩm sau khi người dân thải ra môi trường. Chính sách này buộc nhà sản xuất phải lựa chọn nguyên liệu dễ tiêu huỷ ngay từ đầu vào của sản xuất”, ông Thịnh nêu quan điểm.

Minh Minh

 

 

NHNN khuyến khích trích lập 100% dự phòng với nợ cơ cấu lại

Thứ 7, 25/09/2021 | 09:16
Trước thực trạng chất lượng tín dụng của một số TCTD có dấu hiệu suy giảm, NHNN khuyến khích trích lập 100% dự phòng cụ thể đối với khoản nợ cơ cấu lại.

Sửa đổi tiêu chí đánh giá xếp loại doanh nghiệp Nhà nước

Thứ 7, 25/09/2021 | 08:00
Thông tư số 77/2021/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Sở Y tế Kiên Giang nêu điều kiện đón khách du lịch tới Phú Quốc

Thứ 7, 25/09/2021 | 08:00
Tỉnh Kiên Giang sẽ có những lộ trình mở cửa đón khách du lịch cụ thể để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Cùng tác giả

Công nghệ chưa thể thay thế nhân lực ngành Ngôn ngữ

Chủ nhật, 26/03/2023 | 09:15
Thí sinh theo học ngành Ngôn ngữ sẽ được đào tạo các chuyên ngành cụ thể, gắn với nghề nghiệp sau khi ra trường.

Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Thứ 6, 24/03/2023 | 08:00
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Cô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không?

Thứ 5, 23/03/2023 | 14:48
Chuyên gia cho rằng có nhiều phương pháp kỷ luật tích cực để giải quyết vấn đề hơn là cắt tóc học sinh ngay trên lớp học.

Dự thảo thi THPT 2025: Vẫn lối mòn kiểm tra kiến thức thay vì tư duy?

Thứ 4, 22/03/2023 | 16:14
Với dự thảo thi THPT 2025, học sinh vẫn phải thi từng môn trong khi xu hướng hiện nay là thi đánh giá năng lực, kỹ năng, kiến thức thông qua các bài thi tổ hợp.

Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Tránh biến việc học chỉ để đi thi

Thứ 2, 20/03/2023 | 15:47
Nếu Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc vào năm 2025, các trường THPT cần quan tâm hơn, tránh lối mòn trong việc học và dạy.
Cùng chuyên mục

Những xã, huyện nào thuộc diện bị sáp nhập trong giai đoạn 2025-2030?

Thứ 5, 23/03/2023 | 15:21
Bộ Nội vụ đề xuất việc sáp nhập xã, huyện sẽ được chia thành hai giai đoạn là: Giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030.

Ngăn rút BHXH một lần: Quan trọng là tiền lương phải đủ sống

Thứ 5, 23/03/2023 | 06:30
Để người lao động không phải rút bảo hiểm xã hội 1 lần, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh sửa đổi chính sách, cần có những giải pháp tổng thể về việc làm, thu nhập.

Thanh Hóa đề xuất cơ chế đặc thù tăng thêm 10 cấp Phó giám đốc sở

Thứ 4, 22/03/2023 | 21:00
Có diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 3, quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 cả nước, Thanh Hóa vừa có đề nghị Trung ương cho cơ chế tăng thêm 10 cấp Phó giám đốc sở

Xe hết hạn đăng kiểm có được “tự động” giãn chu kỳ theo thông tư mới?

Thứ 4, 22/03/2023 | 15:52
Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giải đáp về việc có được tự động áp dụng quy định mới về chu kỳ kiểm định xe khi sắp đến hạn đăng kiểm hay không.

NHNN: Khuyến khích tín dụng tập trung cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Thứ 4, 22/03/2023 | 14:38
Năm 2023, NHNN đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước, ở mức 14-15%; có điều chỉnh phù hợp thực tiễn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành, lĩnh vực.
     
Nổi bật trong ngày

Nổ nhà máy sô cô la ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng và 9 người mất tích

Thứ 7, 25/03/2023 | 17:05
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 9 người mất tích sau vụ nổ lớn tại một nhà máy sản xuất sô cô la ở tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) chiều 24/3 (giờ địa phương).