Bản quyền đối với Quốc ca thế nào?

Bản quyền đối với Quốc ca thế nào?

Nguyễn Thị Thúy
Thứ 6, 10/12/2021 | 07:00
0
Chuyên gia pháp lý cho rằng, đối với tác phẩm Tiến quân ca lại là Quốc ca của nước Việt Nam, các bên liên quan nên có ứng xử đặc biệt, hướng tới Tổ quốc.

Mới đây, khi theo dõi tường thuật trực tiếp trận đấu giữa Việt Nam và Lào diễn ra vào tối 6/12, trên Youtube, nhiều khán giả bất ngờ thấy hiện dòng chữ “vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.

Sự việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi, theo quy định hiện hành thì hành vi này có đúng luật?

Tại sao Next Media lại tắt tiếng Quốc ca?

Cùng trao đổi về lý do Next Media tắt tiếng Quốc ca, Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho biết: Các đơn vị phát sóng trên Youtube thường được khai thác cả quảng cáo. Có thể do rút kinh nghiệm từ trường hợp của FPT bị mất tiền quảng cáo vì có việc phàn nàn về bản quyền từ youtube, tức là đơn vị này lo sợ việc sử dụng bản ghi âm Quốc ca của Việt Nam khi chưa được phép.

Góc nhìn luật gia - Bản quyền đối với Quốc ca thế nào?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law.

Luật sư Hà cho biết: "Họ có cài một ID trên Youtube, với ID trí tuệ nhân tạọ, cứ cái nào thấy chưa mua bản quyền là “đánh gậy” bản quyền, có nghĩa là cứ có phàn nàn là nó cắt luôn quảng cáo".

“Thời điểm phát sóng trận đấu giữa Việt Nam và Lào diễn ra vào tối 6/12 trên Youtube, đơn vị phát sóng chương trình đó không biết Ban tổ chức có sử dụng bản ghi âm hợp pháp hay không, trong khi sợ mất quảng cáo nên họ cứ phòng trừ bằng cách tắt tiếng đoạn hát Quốc ca”, Luật sư Hà lý giải.

Theo quan điểm của Luật sư Hà, hành vi của đơn vị trên không đúng, nhưng hiện cũng chưa có quy định của Luật nên sau sự việc xảy ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thông báo là cung cấp bản ghi âm miễn phí ở trên website, các đơn vị như đơn vị Ban tổ chức sân có thể sử dụng bản ghi âm đó một cách hợp pháp.

Hiểu đúng về "bản ghi âm" của BH Media

Trao đổi với Người Đưa Tin, Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Law firm nêu quan điểm: Tiến quân ca là tác phẩm do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác. Bài hát này có quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Trong quyền tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản, trong đó quyền nhân thân đối với tác phẩm này là quyền bất biến thuộc về nhạc sỹ Văn Cao.

Bên cạnh quyền tác giả là quyền liên quan đến quyền tác giả được gọi chung là quyền liên quan.

Góc nhìn luật gia - Bản quyền đối với Quốc ca thế nào? (Hình 2).

Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Law firm.

“Về nguyên tắc hướng tới bảo vệ những người có đóng góp vào việc thực hiện những loại sản phẩm trong đó có sử dụng tác phẩm nghệ thuật. Họ bao gồm người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và chủ sở hữu tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá”, Chủ tịch TAT Law firm nói.

Luật sư Tú cho biết: Theo quy định này thì quyền liên quan đến quyền tác giả dành bảo vệ cho bốn loại đối tượng: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình được phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Căn cứ theo khoản 3, Điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ, nếu Hồ Gươm Audio là nhà sản xuất bản ghi âm Tiến quân ca thì người được bảo hộ quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đó, tức là Hồ Gươm Media. Việc Hồ Gươm Audio uỷ quyền cho BH Media đưa bản ghi này lên nền tảng Youtube, tại điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ thì Hồ Gươm Media có quyền như sau:

Có quyền tài sản đối với bản ghi âm, ghi hình nhưng không có quyền nhân thân; các quyền tài sản đó bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi sau: ​Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm ghi hình; ​Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc bản sao bản ghi âm thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Theo quan điểm của Luật sư Trương Anh Tú, cũng cần lưu ý quyền của Hồ Gươm Media có đối tượng chính là bản ghi âm Tiến quân ca chứ không bao trùm nhiều loại đối tượng khác nhau như cuộc biểu diễn cũng như tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng để tạo ra bản ghi âm đó hay những nội dung chứa đựng trong bản ghi âm Tiến quân ca này nói chung.

“Như vậy, cần tách bạch khái niệm Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm Tiến quân ca với quyền sở hữu đối với bản ghi bài hát Tiến quân ca của Hồ Gươm Media. Chính vì sự nhầm lẫn này, đã nảy sinh thắc mắc, tranh cãi trong thời gian qua”, Luật sư Tú nói.

Có lẽ nhiều người cho rằng là bản thân tác phẩm Tiến quân ca đã quá nổi tiếng, ra đời từ rất lâu rồi, mọi bản ghi âm, ghi hình hay những bản hòa âm phối khí mới nào đó, chỉ là làm mới từ tác phẩm gốc đã phát từ năm 1944.

Tuy nhiên, mọi sự sáng tạo cần được pháp luật bảo hộ, trên tinh thần là tôn vinh, nâng niu và bảo vệ mọi sự sáng tạo phục vụ cho đời sống xã hội. Đây là tinh thần chung của mọi công ước quốc tế cũng như hệ thống pháp luật về sở trí tuệ ở Việt Nam.

Việc này có thể làm đảo lộn suy nghĩ của nhiều người, nhưng chúng ta cũng nên làm quen với tinh thần pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đối với tác phẩm Tiến quân ca lại là Quốc ca, các bên liên quan nên có ứng xử đặc biệt, hướng tới Tổ quốc.

Sáng 7/12, Bộ VH-TT-DL đưa ra quan điểm: yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam. Chiều 7/12, đã có một cuộc họp kỹ thuật diễn ra để bàn các vấn đề liên quan đến Quốc ca, làm thế nào để việc Quốc ca bị tắt tiếng không còn xảy ra nữa.

Ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam là vi phạm pháp luật

Thứ 4, 08/12/2021 | 09:17
Việc doanh nghiệp ngắt âm thanh Quốc ca trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020 trên một số nền tảng số là trái pháp luật.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao bức xúc và buồn sau vụ Quốc ca bị tắt tiếng

Thứ 3, 07/12/2021 | 16:26
Họa sĩ Văn Thao - con trai nhạc sĩ Văn Cao bày tỏ nỗi bức xúc khi phần hát Quốc ca bị tắt tiếng trên Youtube trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại AFF.

Sự cố Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng vì bản quyền: Bộ VHTTDL vào cuộc

Thứ 3, 07/12/2021 | 14:53
Dẫn nguồn từ Báo Chính phủ, sáng 7/12, Lãnh đạo Bộ VHTTDL đã làm việc với các cơ quan liên quan vấn đề Quốc ca Việt Nam trong trận đấu giữa ĐT Việt Nam và Lào
Cùng tác giả

Cần thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế

Thứ 2, 14/02/2022 | 07:00
Liên tiếp các vụ “thổi giá” thiết bị y tế, chuyên gia pháp lý cho rằng cần quyết liệt, triệt để thực hiện một cuộc “đại phẫu” trong lĩnh vực y tế.

Doanh nghiệp Việt và bài học từ việc tranh chấp con ốc vít xuyên biên giới

Thứ 4, 09/02/2022 | 10:50
Xuất phát từ thực tế có nhiều tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nên việc bảo vệ quyền này đang đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Phiên tòa trực tuyến: Nhu cầu tất yếu của xã hội

Thứ 3, 08/02/2022 | 08:50
Hoàn toàn ủng hộ phiên tòa trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam cho rằng việc này cần phải làm từ lâu.

Trăn trở của Luật sư về vụ nữ kiểm toán chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Thứ 6, 04/02/2022 | 09:00
Lừa hàng trăm tỷ đồng, Đỗ Thị Lệ chấp nhận hình phạt, còn quyền lợi của người bị hại có được đảm bảo khi đang phải gánh trên vai khoản nợ “khổng lồ”?!

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng được giảm án

Thứ 2, 24/01/2022 | 16:38
Xét thấy bị cáo tuổi cao, sức yếu, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ 1 phần hình phạt cho cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng để bị cáo cố gắng hơn trong quá trình cải tạo.
Cùng chuyên mục

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.

Án Tây-Luật Ta: Khởi kiện vì bị ghép mặt vào phim người lớn

Chủ nhật, 07/04/2024 | 08:00
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đâm đơn kiện 2 người đàn ông vì đã ghép mặt bà vào một đoạn phim người lớn.

Nữ luật gia và vụ ly hôn oái oăm “do vợ không đẻ được con trai”

Thứ 7, 06/04/2024 | 18:06
Vụ ly hôn với lý do hiếm gặp trên khiến toà án tổ chức hoà giải 6 lần bất thành. Cuối cùng, được Hội luật gia tỉnh Bình Dương trợ giúp thoả đáng.

Vợ chồng lĩnh án khi đòi nợ và bài học pháp lý khi đòi tiền

Thứ 4, 03/04/2024 | 10:14
Thời gian qua xảy ra nhiều vụ án chủ nợ biến thành bị cáo do đòi nợ không đúng cách. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo khi đòi nợ, tránh gặp rủi ro pháp lý.
     
Nổi bật trong ngày

Bị chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng khi làm cộng tác viên cho Trang thương mại điện tử giả mạo

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:14
Một nạn nhân trú tại Hà Nội bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng khi tham gia đầu tư cho website giả mạo trang thương mại điện tử.

Lâm Đồng: Khởi tố 6 người vụ đánh nhầm khiến 2 thiếu niên phải nhập viện

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:05
Ngày 18/4, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng trong vụ đánh nhầm 2 thiếu niên phải nhập viện.

Mỹ phẩm làm đẹp được quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Hiện nay, một số sản phẩm làm đẹp đang được nhiều nhiều đơn vị kinh doanh mỹ phẩm quảng cáo “quá” công dụng khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Bắt 2 đối tượng người nước ngoài lừa bán vàng giả chiếm đoạt hơn 600 triệu

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:22
Nắm bắt thông tin thị trường vàng tại Việt Nam có biến động, hai đối tượng người Liberi đã lên kế hoạch sử dụng vàng giả để đánh lừa người mua.

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền của khách

Thứ 5, 18/04/2024 | 20:31
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ lừa đảo tinh vi giả mạo nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.