Bản tin 12/3: Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt?

Bản tin 12/3: Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt?

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 12/03/2024 06:00

Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt?; Đi dã ngoại cùng gia đình, bé 13 tháng bị vắt chui vào mũi...

Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt?

Xã hội - Bản tin 12/3: Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều điểm khác biệt trong cách ra đề và đặt câu hỏi trắc nghiệm. Nhà báo & Công luận.

Thông tin trên Nhà báo & Công luận từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, thí sinh sẽ chỉ thi 4 môn, bao gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Theo quy định cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp từ năm 2025 do Bộ GD&ĐT vừa công bố, trong số 4 môn thi, chỉ có ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Đề thi gồm 2 phần đọc hiểu và viết.

Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, trong đó, môn Toán có thời gian làm bài 90 phút, các môn còn lại có thời gian làm bài 50 phút.

Bộ GD&ĐT cũng công bố số lượng câu hỏi ở các môn thi. Các câu hỏi của môn thi trắc nghiệm gồm 3 phần.

Trong đó, phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án, chọn 1 đáp án đúng; phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý, thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai; phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn, thí sinh tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình.

Cấu trúc định dạng đề thi là căn cứ để Bộ GD&ĐT xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Học sinh đang học lớp 11 cần lưu ý về cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 để có định hướng ôn tập.

Năm 2024 là năm cuối cùng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025 trở đi, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT bám sát nội dung, mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về môn Ngữ văn – môn duy nhất thi theo hình thức tự luận, ông Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn - Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho hay, đổi mới lớn nhất trong định dạng, cấu trúc đề thi là yêu cầu viết đoạn, bài nghị luận văn học với ngữ liệu mới.

Mục đích của việc đổi mới này là chống kiểu dạy và học theo hướng thuộc lòng, chép văn mẫu; phát huy được những suy nghĩ riêng của mỗi học sinh, khuyến khích các em tự làm ra bài văn của chính mình, thể hiện suy nghĩ một cách trung thực... Từ đó, đánh giá được năng lực viết của học sinh công bằng, khách quan hơn.

Ông Đỗ Ngọc Thống cho rằng, việc sử dụng ngữ liệu mới là một bước tiến lớn trong thi, kiểm tra ở môn Ngữ văn nhằm đánh giá theo năng lực, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

Do đó, lựa chọn ngữ liệu mới đúng, hay, phù hợp... là một trong hai yếu tố quyết định chất lượng của một đề thi. Sự thay đổi ấy cần được tuyên truyền, lan tỏa trong nhà trường và xã hội để mang lại một quan niệm đúng và tinh thần dạy học Ngữ văn mới.

Đi dã ngoại cùng gia đình, bé 13 tháng bị vắt chui vào mũi

Xã hội - Bản tin 12/3: Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt? (Hình 2).

Con vắt sau khi được lấy ra khỏi cơ thể bé gái. Ảnh: BVCC.

Theo báo Hà Nội Mới Bệnh viện Nhi Đồng 1, Khoa Tai Mũi Họng đã tiếp nhận một bé gái 13 tháng tuổi ngụ tại Bình Thuận. Bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng tỉnh táo, quấy khóc, sinh hiệu ổn, chảy máu mũi trái hiện cầm, có dị vật động đậy ở cửa mũi trái sau đó chui vào trong hốc mũi.

Theo người thân của bé cho biết, trước đó khoảng 10 ngày, bé được đưa đi dã ngoại và có tắm suối cùng gia đình, 8 ngày sau, bé bắt đầu gặp phải tình trạng chảy máu mũi trái nhiều đợt nên đưa bệnh nhi đến một phòng khám tư kiểm tra. Tại đây, bé được bác sĩ nội soi, phát hiện có con vắt trong mũi trái nhưng không lấy ra được, nên khuyên gia đình đưa đến Bệnh viện chuyên khoa nhi ở Tp.HCM để lấy dị vật.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ trực cho biết, vì bé còn quá nhỏ, chưa hợp tác tốt nên việc nội soi ngay lúc này khá khó khăn. Do đó, ekip quyết định lên kế hoạch gây mê phẫu thuật nội soi lấy dị vật.

Sau khi đã giải thích rõ cho người nhà về tình trạng của bé cũng như các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình gây mê phẫu thuật, bé được ekip điều trị làm bộ xét nghiệm tiền mê khẩn và chuẩn bị chuyển phòng mổ. Cuộc nội soi lấy con vắt ra khỏi mũi bé diễn ra thuận lợi.

Qua kiểm tra, bác sĩ nhận định không có tổn thương nghiêm trọng, niêm mạc mũi của bé vẫn được bảo tồn. Nhờ sự khẩn trương của cả ekip, chưa có cấu trúc quan trọng nào trong mũi bị tổn hại, cũng như không có tai biến hay biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Sau mổ, tình trạng bé ổn định, chơi và bú bình thường.

ThS.BS chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Trung - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, dị vật sống (như vắt, đỉa…) rất nguy hiểm, nếu để lâu trong mũi có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, mất máu… Nghiêm trọng hơn, chúng có thể chui vào các cấu trúc khó tiếp cận như các xoang cạnh mũi, chui xuống thanh quản gây ho, khó thở. Do đó, việc phát hiện và loại bỏ sớm dị vật sống là cực kì quan trọng.

Phụ huynh cần hiểu rõ về các loại dị vật và đưa bé đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật trong mũi, như xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, chảy mũi hôi một bên. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hạn chế cho các bé tắm rửa hay uống trực tiếp nước từ sông suối, để tránh vắt, đỉa xâm nhập vào cơ thể.

Xe máy đi lấn làn va chạm xe bồn, 2 người tử vong

Xã hội - Bản tin 12/3: Định dạng đề thi tốt nghiệp năm 2025 có gì đặc biệt? (Hình 3).

Hiện trường vụ tai nạn.

Theo báo VTC News ngày 11/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Nga Sơn đang điều tra vụ tai nạn giữa xe bồn và xe máy khiến 2 người tử vong.

Khoảng 23h10 ngày 10/3, xe bồn mang biển kiểm soát 36H - 047.87 do anh Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1983, trú Châu Triều, Hoằng Châu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) điều khiển đi trên Quốc lộ 10B theo hướng Bắc - Nam.

Khi đến Km198+100 (thuộc tiểu khu 3 thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa), xe bồn va chạm xe máy nhãn hiệu Wave Alpha không gắn biển kiểm soát đang đi hướng ngược lại.

Thời điểm đó, trên xe máy chở 2 người là anh Lý Văn H. (SN 1986, trú tại thôn 2, xã Nga phượng, huyện Nga Sơn) và anh Mai Văn L. (SN 1982, trú tại thôn 1, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn).

Vụ tai nạn khiến anh H. và anh L. tử vong tại chỗ, xe máy bị hư hỏng nặng.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng công an có mặt tại hiện trường để giải quyết. Công an kiểm tra nồng độ cồn và chất kích thích ma túy của lái xe bồn nhưng không phát hiện vi phạm.

Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển xe máy đi lấn làn.

Cũng trong đêm 10/3, tại đường Trịnh Văn Bô (Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn giữa 2 xe máy khiến 3 người thương vong.

Theo đó, khoảng 22h ngày 10/3, xe máy chở 2 thanh niên gồm T.Đ.H. (SN 2005, trú tại Vân Canh, Hoài Đức) và N.Đ.A. (SN 2007, trú tại Dương Liễu, Hoài Đức) đi ngược chiều trên đường Trịnh Văn Bô.

Khi đi đến đoạn ngang số A28 Garden, chiếc xe va chạm với xe máy do anh H.A.X. (SN 2005, trú xã Minh Tân, Đông Hưng, Thái Bình) điều khiển đi đúng chiều đường. Vụ tai nạn khiến N.Đ.A. tử vong tại chỗ, 2 người còn lại bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Ngay sau vụ tai nạn, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an Tp.Hà Nội có mặt tại hiện trường, phối hợp các đơn vị khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.