Đề xuất bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục
Theo Chính Phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
Theo dự thảo, bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
1. Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT-BGDĐT-BTC-BYT ngày 16/3/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phục vụ y tế cho học sinh nước ngoài học tại Việt Nam.
2. Quyết định 28/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/8/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tạm thời Chương trình Tiếng Khmer ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
3. Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/05/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
5. Thông tư liên tịch số 35/TTLB ngày 21/4/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo.
6. Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
Thông tin mới nhất vụ nhiều học sinh nhập viện, 1 trường hợp tử vong
Chiều 4/9, thông tin với Người Đưa Tin, đại diện Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết đơn vị này đã có công văn hỏa tốc báo cáo chùm ca bệnh gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).
Theo đó, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có tiếp nhận chùm ca bệnh là học sinh trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
Bệnh viện đã tiếp nhận 13 bệnh nhân, đa số các bệnh nhân nhập viện là sốt chưa rõ nguyên nhân.
Đến thời điểm hiện tại, tổng số có 11 bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện. Trong đó 10 bệnh nhân điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới, 1 bệnh nhân đang điều trị tại khoa Cấp cứu, các ca bệnh trong tình trạng ổn định.
Phát hiện 2 ca nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" ở Hoà Bình
Theo Tri Thức & Cuộc sống các bệnh nhân nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" nhập viện trong tình trạng nặng suy hô hấp phải thở máy, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, viêm-tràn dịch màng phổi, có ổ áp xe ở gan và mô mềm.
Ngày 4/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình thông tin đang điều trị 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (nhiễm vi khuẩn ăn thịt người).
Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng: suy hô hấp phải thở máy, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, viêm, tràn dịch màng phổi, có ổ áp xe ở gan và mô mềm.
Người bệnh được chẩn đoán kịp thời, điều trị tích cực theo phác đồ, hội chẩn nhiều chuyên khoa. Hiện tại 1 bệnh nhân đã ổn định, cai được máy thở. Bệnh nhân còn lại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, phải dùng thuốc nâng huyết áp, thở máy, lọc máu liên tục, kháng sinh phối hợp. Cụ thể:
Bệnh nhân thứ nhất là Hà Ngọc T. (43 tuổi, Đà Bắc, Hoà Bình), đi làm công nhân ở một tỉnh phía Nam được hơn 10 năm, công việc hàng ngày là đi giao hàng đông lạnh cho các đại lý.
Cách vào viện khoảng hơn 1 tháng, bệnh nhân xuất viện sốt cao liên tục, đã đi khám và điều trị nhưng tình trạng sốt chỉ thuyên giảm, không khỏi hẳn.
Ngày 28/8, gia đình ký bệnh án xin cho bệnh nhân thôi điều trị để về quê (Hoà Bình). Ngay khi về đến Hoà Bình, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt cao, rét run, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn-suy đa tạng. Bệnh nhân nhanh chóng được thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch, sử dụng kháng sinh phổ rộng, trong đó có kháng sinh đặc trị bệnh Whitmore.
Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị viêm-tràn dịch màng phổi 2 bên, áp xe gan, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gây bệnh Whitmore (Burkholderia pseudomalle), trước đây vẫn thường gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Hiện tại bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch, đang được điều trị, chăm sóc tích cực và hội chẩn nhiều chuyên khoa.
Bệnh nhân thứ 2 là Bùi Thị C. (59 tuổi, Lạc Sơn, Hoà Bình), có tiền sử bị bệnh đái tháo đường. Cách vào viện 1 tuần, người bệnh xuất hiện sốt cao, sưng, nóng, đỏ, đau vùng cổ tay bên phải, ho và khó thở tăng dần. Cùng ngày vào viện, người bệnh khó thở nhiều hơn, đau tức ngực, được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Tại bệnh viện, bệnh nhân trong tình trạng suy hô hấp phải hỗ trợ bằng thở máy không xâm nhập, sốt cao liên tục, rét run, thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, ho nhiều đờm, có ổ áp xe vùng cổ tay bên phải, chụp cắt lớp vi tính có hình ảnh đám mờ đông đặc và tràn dịch màng phổi 2 bên.
Bệnh nhân nhanh chóng được cấy máu, nội soi phế quản bơm rửa phổi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm máu và dịch phế quản cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ dưới hướng dẫn của kháng sinh đồ, hơn 1 tuần điều trị, hiện tại đã qua cơn nguỵ kịch, kết quả xét nghiệm chức năng các tạng: phổi, gan, thận đã cải thiện nhiều. Dự kiến bệnh nhân sẽ xuất viện sau khoảng 1 tuần nữa và tiếp tục điều trị duy trì bằng thuốc uống từ 3 đến 6 tháng tại nhà.
Chia sẻ xoay quanh các trường hợp này TS.BS Hoàng Công Tình, Khoa Hồi sức tích cực 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra.
Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua các vết thương ở da, niêm mạc. Bệnh thường gặp ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỉ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đặc biệt, bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn khác, dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore phải được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, quá trình điều trị kéo dài (thường từ 3 đến 6 tháng) mới đảm bảo bệnh không tái phát.
Năm 2019-2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã chẩn đoán, điều trị thành công 5 ca bệnh Whitmore nặng có suy đa tạng và đã được báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam.
Năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore theo Quyết định số 6101 ngày 29/12/2019.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Người dân cần trang bị các dụng cụ bảo hộ cá nhân như ủng và găng tay không thấm nước để bảo vệ chân tay, chống tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm bẩn. Khi không may có vết thương rách da, trầy xước thì cần rửa sách vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.
Trúc Chi (t/h)