Bảng điểm hoàn hảo và giá trị đích thực của giáo dục

Bảng điểm hoàn hảo và giá trị đích thực của giáo dục

Vũ Thu Hương
Thứ 4, 13/01/2021 | 14:44
0
Điểm số đôi khi là nguồn cội cho những bất ổn trong trường học. Vì lẽ đó mà ở nhiều nước, thay vì dùng bảng điểm, nhà trường đánh giá học sinh qua nhiều yếu tố.

Như đã thành lệ, cứ mỗi khi có điểm tổng kết học kỳ của học sinh, mạng xã hội lại ngập tràn các dòng trạng thái khoe giấy khen, thành tích của con từ các phụ huynh. Những bảng điểm đẹp đến hoàn hảo với 9, với 10, với những mỹ từ như “xuất sắc”, “học giỏi”, “vượt trội”... không còn xa lạ với phần đông người dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, những kết quả đẹp như mơ này lại đặt ra câu hỏi lớn cho nhiều người: Chương trình học của chúng ta luôn bị phàn nàn là rất nặng, rất áp lực học sinh không theo kịp nhưng sao khi kiểm tra thì hầu hết, toàn thấy thành tích cao ngất, nhìn đâu cũng thấy học sinh giỏi? 

Nhìn những bảng điểm của học sinh THCS, số đầu môn học lên tới cả chục môn. Vậy mà từ môn tự nhiên cho tới môn xã hội, công nghệ, có những học sinh gần như giành điểm tuyệt đối không chỉ trong bài thi cuối kỳ mà cả điểm kiểm tra trong kỳ. Điều đáng nói, những bảng điểm như thế này không phải là hiện tượng hiếm mà chiếm đại đa số. Có câu nói vui nhưng phản ánh rất đúng thực tế được nhiều phụ huynh nhắc đến là: Giờ tìm điểm khá và trung bình mới khó, chứ điểm giỏi thì phổ thông rồi!

Quan điểm - Bảng điểm hoàn hảo và giá trị đích thực của giáo dục

Một trong những bảng điểm hoàn hảo 

Ở bậc tiểu học, các môn học ít và nhẹ, điểm cao còn là điều dễ hiểu. Ở cấp THCS và THPT, kiến thức nặng và nhiều môn vậy mà bảng điểm của học sinh vẫn rất cao. Học trò giờ quá giỏi hay cách chấm điểm, ra đề thi có vấn đề?  

Những bảng điểm quá cao như vậy vô tình thành rào cản tâm lý và áp lực cho những học sinh có điểm khá và trung bình. Và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cha mẹ, đến chiến lược hay tài chính giành cho con trong nhiều gia đình. Cuộc chạy đua về điểm số hay chuyện học thêm, dạy thêm có lẽ một phần cũng vì điểm số, vì sự khoa trương, ưa thành tích này chăng?

Điểm số là một phần thước đo nỗ lực của học sinh nhưng điểm số cũng chính là nguồn cội cho những bất ổn trong trường học. Vì lẽ đó mà ở nhiều nước, thay vì dùng bảng điểm, nhà trường đã đánh giá học sinh qua nhiều yếu tố. Canada là một ví dụ.

Khi theo học trường công lập, học sinh cấp 1 sẽ có “hồ sơ” riêng và được áp dụng hệ thống đánh giá liên tục theo suốt quá trình học từ lớp một. Cách đánh giá học sinh của Canada khác nhau ở từng bang. Chẳng hạn, Saskatchewan sử dụng A+, A, B, C và Fail (điểm trượt), trong khi Ontario áp dụng A, B, C, D, R, F.

Điểm phụ thuộc vào một loạt tiêu chí như kết quả bài kiểm tra trong suốt năm, sự tham gia vào các cuộc thảo luận trên lớp, hoàn thành bài tập về nhà… Học sinh nhận báo cáo học tập với điểm số mỗi môn học ít nhất hai lần mỗi năm (có một số nơi lên đến sáu lần một năm).

Điều đặc biệt, tại Canada, những thông tin cá nhân của học sinh chỉ có học sinh đó và nhà trường được biết. Không có gọi điểm cả lớp sau giờ kiểm tra; không có bảng xếp thứ hàng tháng photo thành nhiều bản gửi cho phụ huynh cả lớp; không có bàn tán. Ở Canada, không có sự so sánh giữa các học sinh.

Người Phần Lan có câu nói: “Nếu phải chọn lựa giữa chuẩn bị hành trang cho cuộc sống hay cho những kỳ thi, tôi chọn điều thứ nhất”. Đó là lý do không có kỳ thi nào trong những trường học tiểu học ở Phần Lan. Giáo viên sẽ tự quyết định thời điểm tiến hành các bài kiểm tra. Chỉ có một kỳ thi duy nhất là bài thi viết để xét tiêu chuẩn tốt nghiệp trung học. Không có một lớp ôn luyện nào trước kỳ thi.

Sau khi tốt nghiệp, trẻ em Phần Lan sẽ biết cách trả tiền thuế, lập trang web quảng cáo, tính phần trăm chiết khấu hoặc vẽ bản đồ. Giáo dục tiểu học ở Phần Lan rất ít áp lực học tập cho học sinh, không thúc đẩy để các em trở thành người giỏi nhất, mà chỉ muốn trẻ tiếp cận giáo dục theo cách riêng của từng em.

Trẻ em ở Phần Lan đi học muộn hơn hầu hết các nước khác và có rất nhiều hoạt động chân tay trong lớp học như vẽ, chơi nhạc, nặn đất sét. Sự hợp tác, làm việc nhóm cũng được đề cao khi học tập chứ không phải là sự cạnh tranh. Cách giáo dục này dường như giúp trẻ em yêu thích học tập hơn, thay vì áp lực thi cử và điểm số.

Dùng trí thông minh di chuyển 4 que diêm để tạo thành 2 hình bằng nhau

Thứ 6, 30/10/2020 | 15:00
Hãy thử khả năng tư duy của bạn với câu đố vui toán học để di chuyển 4 que diêm trở thành 2 hình giống nhau và có kích thước bằng nhau dưới đây.

Hàng không quá tải vì sửa chữa đường băng: Sao phải khởi công đúng đợt cao điểm hè?

Thứ 2, 27/07/2020 | 12:31
Mặc dù được áp dụng nhiều biện pháp để đáp ứng nhu cầu đi lại, thế nhưng tình trạng máy bay ùn ứ, hành khách vạ vật chờ bay vẫn đang diễn ra tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến đặt ra câu hỏi rằng, tại sao bộ GTVT lại thực hiện dự án trong đợt cao điểm du lịch hè?
Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Benin

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:07
Điện đàm với người đồng cấp Benin, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Benin còn rất lớn, do đó hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế song phương.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:06
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 25/3/2024 và kêu gọi các bên liên quan thực hiện ngay lập tức Nghị quyết nhằm hướng đến một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững tại khu vực.

Việt Nam tham gia thủ tục ý kiến tư vấn của Tòa án công lý quốc tế ICJ về biến đổi khí hậu

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:44
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã nộp bản đệ trình tham gia Thủ tục Ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về biến đổi khí hậu.

Việt Nam-Anh phối hợp thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP

Thứ 3, 26/03/2024 | 16:30
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, đối tác Việt Nam để thúc đẩy thực hiện các kế hoạch hợp tác trong khuôn khổ JETP, nhất là về điện gió ngoài khơi, lĩnh vực Anh có thế mạnh.

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất

Thứ 3, 26/03/2024 | 14:51
Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất là cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cùng chuyên mục

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Những cái tên xưa

Thứ 2, 01/04/2024 | 07:00
Những tên riêng làng xã, có những cái tên tồn tại đã hàng mấy trăm năm, đều có đời sống riêng của nó, đều có nguyên do, đều có yếu tố lịch sử và văn hóa.

Cuộc sống có đôi khi...

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Cuộc sống có đôi khi, có rất nhiều những điều xảy đến, cái mà ta không thể nào lường trước được.

Củi tươi

Thứ 2, 11/03/2024 | 07:00
Đang khi xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát với rất nhiều kỷ lục thì cùng lúc Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại tiếp tục... "đốt lò".

Về quê ăn Tết

Thứ 6, 16/02/2024 | 09:18
Cứ mỗi dịp Tết đến thì người xa quê lại nôn nao muốn “về quê ăn Tết”, lại lo liệu xoay xở đủ thứ, từ thời gian đến tiền bạc, để được “về quê ăn Tết”.
     
Nổi bật trong ngày

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...