“Bắt nạt” không nằm trong Chương trình đã được ban hành?

“Bắt nạt” không nằm trong Chương trình đã được ban hành?

Thứ 3, 31/08/2021 | 12:18
0
Khi đối chiếu bộ SGK này với Chương trình mới năm 2018, chuyên gia phát hiện nội dung chưa bám sát theo Chương trình đã được bộ GD&ĐT ban hành.

Không bám sát mục tiêu Chương trình?

Việc lựa chọn ngữ liệu trong SGK Ngữ văn phải đáp ứng mục tiêu giáo dục chung và yêu cầu cần đạt của cấp học đã quy định trong Chương trình môn học. Về mục tiêu giáo dục, Chương trình môn Ngữ văn quy định khá toàn diện, trong đó có mục tiêu phát triển năng lực văn học được quy định cụ thể như sau:

“Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học”.

Về yêu cầu cần đạt (chuẩn) đối với năng lực văn học ở cấp THCS, Chương trình quy định học sinh phải “ Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.”

Điều này có nghĩa, định hướng của Chương trình Ngữ văn ở cấp THCS là dạy học theo thể loại văn học và kiểu văn bản. SGK cần lựa chọn những văn bản tiêu biểu cho các thể loại và kiểu văn bản để giúp HS có khả năng đọc hiểu những văn bản tương tự trong cuộc sống. Bài thơ Bắt nạt trong SGK Ngữ văn 6 của NXB Giáo dục VN (bộ ”Kết nối tri thức với cuộc sống”) không làm đúng định hướng này mà tổ chức các bài học theo đề tài, chủ đề nội dung như ở cấp tiểu học, trong một bài học lẫn lộn cả thơ lẫn truyện, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Bài thơ Bắt nạt dạy ở chủ điểm "Tôi và các bạn”. Nếu SGK theo đúng định hướng của Chương trình thì chắc sẽ không chọn bài thơ ”Bắt nạt” vì nó hiển nhiên không tiêu biểu cho thể loại thơ 5 chữ.

Giáo dục - “Bắt nạt” không nằm trong Chương trình đã được ban hành?

Chuyên gia đánh giá SGK Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không bám sát Chương trình SGK đã được thông qua.

Ngữ liệu văn học chưa bám sát Chương trình

Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu cần đạt đã nếu, Chương trình môn Ngữ văn năm 2018 quy định ngữ liệu văn học dạy ở lớp 6 và lớp 7 như sau:

“NGỮ LIỆU LỚP 6

1.1. Văn bản văn học
– Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn
– Thơ, thơ lục bát
– Hồi kí hoặc du kí

NGỮ LIỆU LỚP 7
1.1. Văn bản văn học
– Ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng
– Thơ, thơ bốn chữ, năm chữ
– Tuỳ bút, tản văn
– Tục ngữ”.

Về tác phẩm cụ thể, Chương trình chỉ quy định bắt buộc học 6 tác phẩm sau: Nam quốc sơn hà (thời Lý), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).

Bên cạnh đó, Chương trình có gợi ý một số ngữ liệu cho các lớp. Cụ thể, các bài ca dao, tục ngữ và thơ được gợi ý dạy ở lớp 6, lớp 7 là:

– Ca dao về tình yêu, tình cảm gia đình
– Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
– Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
– Dặn con (Trần Nhuận Minh)
– Hành trình của bầy ong (Nguyễn Đức Mậu)
– Khi con tu hú (Tố Hữu)
– Mây và sóng (R. Tagore)
– Mẹ (Đỗ Trung Lai)
– Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
– Quê hương (Tế Hanh)
– Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)
– Tiếng vọng (Nguyễn Quang Thiều)
– Tục ngữ Việt Nam
– Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Căn cứ gợi ý này, tác giả SGK lựa chọn ngữ liệu để dạy ở các lớp, các bài học cụ thể. Bên cạnh đó, tác giả có thể lựa chọn những ngữ liệu khác phù hợp với mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt đã quy định.

Đối chiếu với những quy định trên của Chương trình, có thể thấy những người làm bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không hiểu Chương trình hoặc cố ý làm sai Chương trình:

Bộ sách này hoàn toàn không có văn bản nào là hồi kí – thể loại được quy định học ở lớp 6.

Trong khi đó, lại dạy tùy bút ("Cây tre Việt Nam” của Thép Mới) là thể loại được quy định học ở lớp 7.

Bộ sách không tập trung vào thơ lục bát như quy định của Chương trình mà dạy rất nhiều thơ 5 chữ ("Bắt nạt", "Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh), thơ tự do ("Những cánh buồm" của Hoàng Trung Thông), thơ văn xuôi ("Mây và sóng" của Tagore),....

Lấy cả ngữ liệu quy định cho cấp tiểu học lên dạy ở lớp 6 (Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ).
Mỗi bài đọc có đến 6 câu hỏi nhưng hầu như không có câu hỏi nào hướng dẫn học sinh hiểu đặc điểm của thể loại được quy định trong chương trình.

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Chúng ta cần có bộ SGK chuẩn cho thầy trò cả nước dạy và học. Nếu chưa chuẩn, cần điều chỉnh, sửa chữa ngay. Bởi các em có quyền được học những bộ sách tốt nhất.

Trao đổi với Người Đưa Tin bà Nguyễn Thị Kim Thúy Phó Chủ nhiệm ủy ban Xã hội  của Quốc hội về những ồn ào xung quanh bài thơ Bắt nạt, nữ đại biểu cho rằng báo chí và dư luận đã lên tiếng rất lâu, nhưng tập thể tác giả và NXB GDVN cũng chưa hề lên tiếng là hoàn toàn không đúng.

“Tôi cho rằng, tập thể tác giả và NXB GDVN phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục. Bộ GDĐT là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sách giáo khoa, trách nhiệm trước hết là của HĐTĐ do Bộ thành lập, thứ hai là cơ quan tham mưu của Bộ và thứ ba là Lãnh đạo Bộ. Dù việc phê duyệt sách giáo khoa là của nhiệm kỳ trước nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ là xuyên suốt cho nên lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo NXB GDVN và tập thể tác giả sách giáo khoa nói trên trả lời công luận. Nếu có sai sót thì phải chỉ đạo sửa chữa khắc phục và xử lý theo thẩm quyền”, bà Thuý nêu quan điểm.

Giáo dục - “Bắt nạt” không nằm trong Chương trình đã được ban hành? (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý. 

Trách nhiệm cuối cùng thuộc về bộ GD&ĐT

"Phản biện xã hội về cái mới, về sự lạ nhất là trong dạy môn Ngữ văn là một việc làm đáng hoan nghênh và cần trân trọng. Tuy nhiên chúng ta cần tách bạch ra làm hai vấn đề rõ ràng: Thứ nhất là tác giả, tác phẩm, và thứ hai là ý chí của cơ quan biên soạn sách giáo khoa và Hội đồng thẩm định sách giáo khoa.

Tôi băn khoăn, Tổng chủ biên SGK Ngữ văn 6 Bùi Mạnh Hùng và nhóm biên soạn dựa vào những tiêu chí nào để lựa chọn bài thơ “Bắt nạt” vào SGK dạy cho các em học sinh? Hình thức nghệ thuật, không ổn. Ý nghĩa giáo dục, khiên cưỡng. Để xảy ra những lùm xùm trong dư luận hiện nay, trách nhiệm của các tác giả biên soạn SGK, đặc biệt là của Hội đồng thẩm định, của vụ Giáo dục Trung học, bộ GD&ĐT không hề nhỏ".

Thầy Đào Quốc Vịnh - Nhà thơ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Tô Hiến Thành –Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Chưa chú ý đến đối tượng học sinh và Chương trình

"Quan điểm biên soạn sách giáo khoa THCS nói chung và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 mới nói riêng tuân thủ nguyên tắc bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Sách có 10 bài học. Các văn bản được lựa chọn làm ngữ liệu trong mỗi bài học có nội dung gắn với chủ đề thể hiện. Cụ thể trong bài 1 gắn với chủ đề Tôi và các bạn, “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong chủ đề này. Qua việc đọc hiểu được gợi ra từ văn bản, học sinh được bồi đắp tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự khiêm tốn, thái độ chan hòa… nhưng “Bắt nạt” đã nằm ngoài dụng ý người soạn sách. Khi tiến hành thăm dò ý kiến của các học sinh giỏi và các em chuẩn bị lên lớp 6, tôi nhận được câu trả lời rất tiêu cực về nội dung bài thơ này. Với môn Ngữ văn, sự chuyển tiếp của các em thể hiện ở việc học sinh chuyển từ yêu cầu biết đọc, viết, nói, nghe ở mức độ căn bản sang yêu cầu phân biệt được thể loại, loại văn bản. Cho nên, bài thơ này không phù hợp với lứa tuổi, nhận thức của học sinh vừa rời chương trình tiểu học. Mặt khác, đa số học sinh ở nông thôn, miền núi rất xa lạ với các hình ảnh nhảy híp-hóp và mù-tạt trong bài thơ nên các em rất lạ lẫm, khó hiểu và không thể phát huy được phẩm chất và năng lực tiếp nhận.

Với người Việt, nhút nhát được ví như thỏ, tục ngữ có câu: “ Nhát như thỏ”. Vì vậy, sự so sánh này không có lợi trong tiếp nhận của trẻ. Đã nhút nhát thì không thể nào đáng yêu được ở hoàn cảnh này. Bác Hồ kính yêu đã khuyên học sinh trong 5 điều dạy, có lẽ ai cũng biết và nhớ . Trong đó có câu “ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” . Chúng ta cần giáo dục HS dũng cảm chứ không phải thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, cái tiêu cực trong cuộc sống".

Thầy giáo Ngô Mậu Tình, Phó Hiệu trưởng trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình

Công Luân

Một bài vè vụng, kém cỏi, dù ý định là tốt

Thứ 6, 27/08/2021 | 18:07
Tôi chỉ đọc bài thơ Bắt nạt khi nó được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 mới, đươc cư dân mạng bàn tán. Tôi cũng đã đọc bình luận của nhiều người chê, khen.

Lựa chọn SGK cho trẻ em: Cần có trình độ và tâm huyết

Thứ 5, 26/08/2021 | 07:00
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đã có cuộc trao đổi với Người Đưa Tin về bài thơ Bắt nạt nằm trong chương trình lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam đang gây ồn ào.

Bắt nạt và ngôn ngữ "mù tạt"

Thứ 6, 20/08/2021 | 19:04
Nhiều ý kiến cho rằng, sự lựa chọn bài thơ “bắt nạt” của tác giả vào chương trình SGK cho học sinh lớp 6 học là không phù hợp, không thỏa đáng.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch hội đồng Trường Quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 23:01
Cơ quan chức năng đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em, Chủ tịch HĐQT Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) do nợ thuế thu nhập cá nhân.

Lâm Đồng: Triển khai mô hình Cổng trường an toàn giao thông

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:31
Nhằm đảm bảo ATGT tại các trường THPT, Công an Tp.Bảo Lộc triển khai mô hình Cổng trường ATGT và Tổ tự quản đảm bảo TTATGT tại các trường học.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Bộ GD&ĐT cho biết qua kiểm tra, một số địa phương có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đúng quy định.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:19
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Diễn biến mới nhất vụ hàng ngàn học sinh Trường Quốc tế Mỹ dừng học

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Đại diện nhóm phụ huynh cho rằng, chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm học, nên mong muốn con mình được học trực tuyến.