Bất ngờ tấn công Syria, Mỹ lặp lại “sai lầm” khiến Nga “phật ý”

Bất ngờ tấn công Syria, Mỹ lặp lại “sai lầm” khiến Nga “phật ý”

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 02/03/2021 17:25

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nối tiếp truyền thống của Washington nhiều năm nay: Ném bom Syria. Nga kịch liệt lên án cuộc không kích này.

Theo Eurasia Review, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nối tiếp truyền thống của Washington nhiều năm nay: Ném bom Syria. Tổng thống đã ra lệnh tấn công quân sự gần biên giới Iraq-Syria. Chính quyền Washington tuyên bố lực lượng quân sự Mỹ đã tấn công lực lượng dân quân "do Iran hậu thuẫn" để trả đũa các cuộc tấn công tên lửa gần đây vào các cơ sở của Mỹ ở Iraq.

Tuy nhiên, đối với các cựu Tổng thống Mỹ trước đó, ông Obama và ông Trump, lời biện minh của ông Biden cho cuộc tấn công của Mỹ và các mục tiêu của cuộc tấn công mang nhiều vấn đề sâu xa. Và tuyên bố của ông rằng cuộc tấn công của Mỹ sẽ dẫn đến "giảm leo thang" căng thẳng trong khu vực là điều còn nhiều nghi vấn. Ném bom theo cách đó để giảm leo thang căng thẳng là điều không tưởng, Eurasia Review bình luận.  

Ông Biden tham gia một câu lạc bộ gồm các nhà lãnh đạo Mỹ, những người có quan điểm tham gia can thiệp ở Trung Đông và đặc biệt là Syria. Quan điểm này không thể mang đến lợi ích nào cho Mỹ.

Tiêu điểm - Bất ngờ tấn công Syria, Mỹ lặp lại “sai lầm” khiến Nga “phật ý”

Những cuộc không kích khiến nhiều vùng Syria chìm trong khói lửa 

Tổng thống Trump tấn công Syria vào năm 2018 theo cách mà ông tuyên bố là để trả đũa việc chính quyền ông Assad sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng Mỹ chưa bao giờ chứng minh tuyên bố của mình.

Cuộc tấn công năm 2018 của ông Trump phần nào làm tăng nỗi gian khó của người dân Syria, những người đang phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và sau đó phải chịu sự can thiệp về việc ông “Assad phải ra đi” mà Mỹ hướng tới.

Cuộc không kích của ông Trump vào Syria không ảnh hưởng gì đến lợi ích thực sự của Mỹ trong khu vực. Nhưng việc gửi 100 tên lửa Tomahawk để làm nổ tung một vài tòa nhà trống đã giúp ích rất nhiều cho lợi nhuận của nhà sản xuất tên lửa Raytheon.

Cảnh báo vài phút trước cuộc không kích

Ngày 26/2, chỉ khoảng 4-5 phút trước hành động quân sự đầu tiên của chính quyền Tổng thống Biden nhằm vào Syria, Nga đã nhận được cảnh báo, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay.

Theo nhà ngoại giao Nga, cảnh báo của Mỹ về cuộc tấn công của Mỹ vào lượng dân quân do Iran hậu thuẫn ở miền đông Syria đến quá muộn để giảm nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ tiềm tàng giữa lực lượng của Nga và Mỹ.

“Quân đội của chúng tôi đã được cảnh báo trước 4 hoặc 5 phút" - ông Lavrov nói trong cuộc họp báo ở Mátxcơva. Ông cho biết thông báo của Mỹ được đưa ra khi cuộc không kích "đã tới nơi".

Ông Lavrov cũng tuyên bố rằng thông tin tình báo cho biết Mỹ không có kế hoạch rời khỏi Syria. Ngoại trưởng Nga lưu ý thêm rằng Moscow muốn nối lại liên lạc với Washington về cuộc xung đột ở Syria.

“Việc nối lại liên hệ ở cấp độ chính trị-ngoại giao là rất quan trọng với chúng tôi và chúng tôi hy vọng chính quyền mới sẽ sớm tập hợp các nhóm cho mục đích này” - ông nói.

Theo cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) hôm 26/2, có 22 tay súng do Iran hậu thuẫn đã thiệt mạng sau cuộc tấn công của Mỹ lúc 1h sáng 26/2 ở Syria. Cuộc không kích của Mỹ nhắm trúng 3 xe tải chở vũ khí băng qua một điểm biên giới từ Iraq đến Syria. Theo SOHR, số người chết có thể tăng thêm.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, cuộc không kích của Mỹ đã tấn công các cơ sở của lực lượng dân quân Iraq có liên hệ với Iran sử dụng, trong đó có Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhada, tại một đồn biên giới chiến lược ở miền đông Syria.

Nga lên án cuộc không kích của Mỹ vào Syria

Nga kịch liệt lên án cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria và coi đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế không thể chấp nhận được.

"Cuộc tấn công được phát động trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế không thể chấp nhận được, cần phải xác định rõ họ đã tấn công ai" - một quan chức Bộ Ngoại giao Nga phát biểu với Sputnik.

Quan chức này nhấn mạnh, Iran hỗ trợ quân đội Syria chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. "Họ ở đó để giúp chính phủ hợp pháp và người dân Syria chống lại những kẻ khủng bố" - quan chức Bộ Ngoại giao Nga nói.

Lầu Năm Góc cho biết, cuộc không kích cuối cùng đã phá hủy nhiều cơ sở của lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.

Washington giải thích, cuộc tấn công được tiến hành để trả đũa 3 cuộc tấn công gần đây nhắm vào các căn cứ của Mỹ và liên quân ở Iraq.

 

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.