Theo Aia-pro, trong cuộc tuần tra của lực lượng quân đội Nga ở khu vực sa mạc hoang vắng ở miền trung Syria, những kẻ khủng bố của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tấn công máy bay trực thăng quân sự của Nga. Hậu quả hai binh sĩ Nga thiệt mạng và một số người bị thương.
Chiếc trực thăng của Nga đã bị tấn công ngay sau khi hạ cánh. Ban đầu, có thông tin cho rằng máy bay trực thăng của quân đội Nga có thể bị bắn hạ, nhưng nguồn tin từ những kẻ khủng bố lại khẳng định binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc đụng độ.
Dù cho đến hiện tại Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về vấn đề này. Tuy nhiên, khi quyết định tham gia cuộc nội chiến Syria, Moscow đã lường trước về những mất mát mà lực lượng này phải đối mặt cả về người lẫn vật chất.
“Trò chơi” quyền lực đi về đâu?
5 năm kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria, hơn bất kỳ ai Nga đã có những biết sâu sắc về cuộc xung đột kéo dài một thập kỷ ở mảnh đất Trung Đông này cũng như tư thế của Nga trong khu vực và thế giới. Dù Moscow vẫn đang tiếp tục góp sức trong cuộc chiến ở Syria, tuy nhiên, chiến lược Syria của Moscow dường như chỉ tập trung vào việc xây dựng mô hình "phạm vi ảnh hưởng", trang thông tin viện Hòa Bình Mỹ cho biết.
Trong mô hình này, Syria được chia thành các khu vực riêng biệt và các khu vực này chịu tác động mạnh của các đối thủ cạnh tranh bên ngoài. Các đối thủ cạnh tranh ở tất cả các lĩnh vực từ quân sự, chính trị và kinh tế. Và những người chơi trong cuộc xung đột này là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Iran.
Dù cho mô hình này đã tối đa hóa lợi thế của Nga và mang lại sự ổn định nhất định cho mảnh đất Syria trong một kịch bản xung đột đầy biến động và thành công của Nga vẫn là những thách thức lâu dài với Mỹ.
Tuy nhiên, mô hình phạm vi ảnh hưởng có thể thúc đẩy sự xung đột của Syria và làm sáng tỏ đáng kể hơn cách tiếp cận của Nga với cả khu vực mà theo cách gọi của một số chiến lược gia Nga, đó là một trật tự “hậu phương Tây”. Trật tự này tập trung vào một thế giới đa cực, cạnh tranh, trong đó vai trò của Mỹ giảm dần và vị thế của Nga được nâng cao. Do đó, hiểu được kết cục của Nga ở Syria có thể mở ra những hiểu biết sâu sắc về tư thế chiến lược của Moscow trong một thế giới phức tạp của thế kỷ 21.
Theo ý kiến của các chuyên gia Nga trong các cuộc đối thoại do Trung tâm Chính sách An ninh Geneva (GCSP) và các tổ chức khác tổ chức từ năm 2018-2021, quyết định năm 2015 của Moscow can thiệp quân sự vào Syria đã làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến có lợi cho chính quyền Assad.
Lực lượng không quân của Nga kết hợp với các lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn trên bộ đóng vai trò quyết định trong việc ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền Assad bằng cách vô hiệu hóa một bộ phận lớn các lực lượng vũ trang đối lập và mang lại sự kiểm soát cho chính quyền Syria ở nhiều khu vực với phần lớn lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021, cuộc xung đột dường như đi vào giai đoạn bế tắc và điều này được ghi nhận bằng các cuộc xung đột rầm rộ của khủng bố và lực lượng đối lập. Một số khu vực - đặc biệt là Idlib và các vùng phía đông bắc Syria - có khả năng xảy ra tranh chấp lớn.
Hiện động cơ, mục tiêu và chiến lược của Nga ngày càng rõ ràng trong bối cảnh Syria đã phần nào ổn định so với 10 năm trước. Sau khi đạt được mục tiêu chính là giải cứu chính quyền Assad và củng cố quyền lực, Nga hiện đang tập trung vào việc phát triển chiến lược cuối cùng của mình.
“Cuộc chơi” của Nga ở Syria nhằm tìm cách thúc đẩy lợi ích của Moscow trong các lĩnh vực: Vai trò của Nga trong khu vực và quan niệm rộng hơn của Moscow về một trật tự toàn cầu đang phát triển.
Trong đó tư thế thống trị của Nga ở Syria đóng vai trò là nền tảng cho sự can dự của họ trên khắp Trung Đông.
Cuộc chơi ở Syria của Nga cũng chứa đựng các yếu tố của một “chiến lược lớn”. Đối với Nga, chiến lược Syria vượt ra ngoài mảnh đất Trung Đông mà như một trường hợp thử nghiệm cho thế giới “hậu phương Tây” mà Nga mong muốn. Thế giới “hậu phương Tây” này giúp vị thế của Nga được nâng cao trong khi đó sức mạnh của Mỹ bị suy giảm. Không nơi nào thể hiện rõ tầm nhìn và tính toán của Nga hơn là ở Trung Đông. Đây là nơi Moscow đang tìm cách khai thác lợi thế khi Mỹ rút khỏi khu vực để thể hiện ảnh hưởng của chính mình.
Chiến lược của Nga ở Syria cũng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu. Nhận thức rõ những hạn chế của mình ở Syria, Nga dường như đang xây dựng một chiến lược cuối cùng nhằm xóa bỏ những thiếu sót của mình ở Syria, đồng thời củng cố lợi ích quân sự của mình.
Nga dường như đang dồn lực cho chiến lược cuối ở Syria. Tuy nhiên, khi khủng bố trỗi dậy, chiến lược của Nga sẽ đổi thay?