Bẫy lạm phát trong phục hồi kinh tế toàn cầu

Bẫy lạm phát trong phục hồi kinh tế toàn cầu

Chủ nhật, 14/11/2021 | 07:00
0
Câu hỏi đặt ra là liệu lạm phát, tăng lương và sự phân hóa lớn hơn trên toàn cầu có phải là "sự đảo ngược xu hướng thực sự hay sẽ tiêu tan khi đại dịch lắng xuống"?

Những rủi ro hàng đầu đối với phục hồi kinh tế toàn cầu đang chuyển từ phá sản do đại dịch sang những sai lầm tiềm ẩn mà các nhà hoạch định chính sách có thể mắc phải trong việc quản lý lạm phát đang trên đà tăng và tác động của nó đối với thị trường tài chính của các nền kinh tế mới nổi, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Câu hỏi trong đầu các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách là liệu lạm phát, tăng lương và sự phân hóa lớn hơn trên toàn cầu có phải là "sự đảo ngược xu hướng thực sự hay sẽ tiêu tan khi đại dịch lắng xuống", WEF có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết trong một báo cáo.

Nền kinh tế thế giới đã phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch năm ngoái – cuộc khủng hoảng đã đẩy kinh tế toàn cầu vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.

Sự gián đoạn kinh tế nghiêm trọng làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của thị trường tài chính, vỡ nợ và phá sản doanh nghiệp, khiến các chính phủ và ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải rót 25 nghìn tỷ USD hỗ trợ tài chính và tiền tệ.

Sự phục hồi, mặc dù không đồng đều giữa các thị trường phát triển và đang phát triển, cũng gây ra lạm phát trong bối cảnh giá hàng hóa tăng và tắc nghẽn nguồn cung.

Lạm phát của Mỹ đã tăng lên 6,2% trong tháng 10, mức cao nhất trong hơn 3 thập kỷ. Mức này là cao hơn đáng kể so với mức 0% mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang sử dụng làm lãi suất chuẩn.

Tuy nhiên, mặc dù giá cả tăng vọt trên nhiều thị trường chính, kỳ vọng lạm phát ở các nền kinh tế tiên tiến vẫn ổn định ở mức khoảng 2% “do danh tiếng mà các ngân hàng trung ương độc lập đã xây dựng trong việc tuân thủ nhiệm vụ ổn định giá cả của họ”, WEF cho biết trong báo cáo “Triển vọng các nhà kinh tế trưởng” bản tháng 11 (Chief Economists Outlook, November edition). Báo cáo đã khảo sát các nhà kinh tế từ các tổ chức cả trong khu vực công và tư nhân.

"Trong khi kỳ vọng lạm phát cho đến nay vẫn tốt trong phạm vi lịch sử của chúng, thì những diễn biến của thị trường lao động, đặc biệt là ở Mỹ, đã gây bất ngờ bởi mức tăng lương mạnh trong bối cảnh thiếu nguồn cung lao động (tức là tỉ lệ lao động tham gia thị trường thấp)", Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty cho vay Barclays của Anh, cho biết trong báo cáo.

“Sẽ cần thêm thời gian để biết liệu đây có phải là những sai lệch tạm thời do Covid-19 gây ra hay là phản ánh cho những thay đổi hành vi lâu dài”.

Các ngân hàng trung ương hiện đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc thay đổi lập trường tiền tệ và tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hành động chính sách như vậy có nguy cơ cao trong việc “kích hoạt dòng vốn chảy ra, đặc biệt là ở các thị trường nơi các nền tảng kinh tế vĩ mô không vững chắc”, WEF cho biết.

Các nền kinh tế mới nổi, một số trong đó đang ở giai đoạn đầu phục hồi sau đại dịch và vẫn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm Covid-19 gia tăng, cũng đang đối mặt với áp lực gia tăng trong việc đầu tư vào việc giảm thiểu rủi ro khí hậu và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của họ.

Tiêu điểm thế giới - Bẫy lạm phát trong phục hồi kinh tế toàn cầu

Những nút thắt trong chuỗi cung ứng góp phần làm tăng lạm phát. Ảnh: Market Watch

"Có khả năng áp lực giá cao hơn trong thời gian dài hơn", Eirik Waerness, nhà kinh tế trưởng tại công ty năng lượng Equinor của Na Uy, cho biết.

“Công bằng mà nói, tình hình hiện tại trên thị trường điện và khí đốt ở châu Âu và châu Á là một minh họa sống động cho bộ ba bất khả thi (Trilemma) về năng lượng, bao gồm khả năng chi trả, khả năng khử cacbon và an ninh nguồn cung”, Waerness nhận định.

Về mặt cân bằng, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của WEF kỳ vọng mức lạm phát hiện tại sẽ là một hiện tượng ngắn hạn trong vòng 1-2 năm tới, mặc dù giá năng lượng và nhà ở có thể tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian dài hơn.

Mặt khác, đại dịch, kết hợp với những diễn biến dài hạn hơn như quá trình chuyển đổi xanh, đang tăng cường quyền thương lượng cho một số người lao động và xu hướng tăng về lương.

“Sự tăng trưởng tiền lương này được coi là một hiện tượng đáng hoan nghênh trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng có thể suy yếu trong dài hạn khi tự động hóa và cạnh tranh toàn cầu về việc làm tại địa phương tăng nhanh trở lại”, WEF cho biết.

Minh Đức (Theo The National News)

Lạm phát tại Mỹ "đang lan rộng như cháy rừng"

Thứ 5, 11/11/2021 | 14:12
Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị thiệt hại nặng nề bởi “những đợt tấn công” của đại dịch Covid-19 và giờ đây đang căng sức trước nhu cầu tiêu dùng trên đà hồi phục.

Lạm phát Eurozone cao kỷ lục trong vòng 13 năm trở lại đây

Thứ 7, 30/10/2021 | 09:57
Giá năng lượng đã trở thành vấn đề nóng tại châu Âu khi nhiều nước đang đau đầu giải bài toán hạ nhiệt thị trường năng lượng nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Chủ nhật, 12/09/2021 | 07:55
Nước Mỹ đang phải đương đầu cùng lúc với cả thiên tai và dịch bệnh. Tình hình càng tồi tệ hơn khi vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang diễn ra.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.