Bé 1 tháng tuổi tử vong do sặc sữa, bác sĩ chỉ ra 4 bước để cứu con

Bé 1 tháng tuổi tử vong do sặc sữa, bác sĩ chỉ ra 4 bước để cứu con

Thứ 5, 28/10/2021 | 14:45
0
Sau khi bú mẹ khoảng 30 phút, bé đang nằm trên giường thì tím tái, không phản xạ nên người nhà đưa vào viện cấp cứu. Đáng tiếc bé đã không qua khỏi.

Thời gian qua, Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình liên tiếp ghi nhận các trường hợp trẻ tử vong do sặc sữa. Trường hợp gần nhất là bệnh nhi mới 1 tháng tuổi.

Khi nhập viện, bé đã trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, có dịch sữa ở đường miệng và mũi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sặc sữa và khẩn trương tiến hành cấp cứu. Tuy nhiên bệnh nhi sau đó không qua khỏi.

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến khó thở, sặc sụa, tím tái... Do hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và một số cơ quan trong chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay bị sặc sữa khi bú, có thể dẫn đến nghẹt thở thậm chí là tử vong nếu bị nặng và không được sơ cứu đúng cách.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Thái Bình, nguyên nhân sặc sữa thường là người lớn để trẻ bú không đúng tư thế. Trong tư thế này, thực phẩm (đặc biệt là sữa) rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngừng thở. Dấu hiệu nhận biết sặc sữa ở trẻ sơ sinh gồm: Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau bú) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi; có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, người giữ trẻ cần ngay lập tức làm theo thứ tự các bước sau:

Bước 1: Cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp. Trẻ vẫn ho thì tức là đường thở chỉ bị tắc nhẹ. Sau đó, lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.

Bước 2: Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú 1-2 cm. Lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.

Bước 3: Kiểm tra lại đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh, càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sặc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp do sữa tràn vào phế quản.

Bước 4: Trẻ có biểu hiện ngừng thở: Sau kết hợp các biện pháp trên và khi đã hút sạch đường thở, mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào, thấy lồng ngực hơi nhô lên. Hà hơi thổi ngạt khi trẻ có nhịp thở, sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Lưu ý, khi phát hiện trẻ có biểu hiện sặc sữa, trong khi cấp cứu trẻ tại nhà cần gọi ngay người hỗ trợ để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Để phòng ngừa sặc sữa ở trẻ, tư thế bú rất quan trọng. Bác sĩ khuyến cáo, khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, phải cho bú từ từ, không vội vàng, nhất là trẻ còn yếu, sinh non tháng. Quan sát bé trong khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt hết sữa ở miệng sau khi mút sữa.

Khi bé ho hoặc khóc phải ngừng cho bú ngay, để trẻ nuốt hết sữa ở trong miệng, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Nếu sữa mẹ chảy xuống quá nhiều, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống. Sau khi bú xong nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ hơi từ trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc sữa.

Với trẻ bú bình, cần chú ý đầu núm vú cao su không quá rộng, tốt nhất đục 1 đến 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho bú, mẹ nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, giúp bé không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi dùng thìa bón sữa, mẹ nên đổ từ từ, bé nuốt hết mới tiếp tục bón thìa khác.

Sau khi trẻ bú no, không nên đặt nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà bế trẻ lên, chú ý bế bé thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Cho trẻ ngủ ở tư thế đầu cao. Không quấn tã chật hoặc mặc đồ chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng, tránh tình trạng sặc sữa, trào ngược sau khi bú.

Bên cạnh đó nên chọn thời điểm bú thích hợp. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì trẻ có thể ngủ quên và dễ bị sặc sữa. Nếu bé đang bú mà ngủ mẹ nên đặt bé xuống để bé ngủ thay vì để bé ngậm ti mẹ như bao lâu nay nhiều mẹ vẫn hay làm. Mẹ nên tập cho bé thói quen bú đúng giờ để dễ kiểm soát hơn, tốt nhất là sau khi bé ngủ dậy. Nên thường xuyên trông chừng bé để phát hiện lúc bé đói mà cho bú ngay, vì nếu để bé đói lâu có thể khiến bé bú một cách vồ vập, vội vã và rất dễ bị sặc sữa và đầy hơi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì nên dừng ngay việc cho bú lại, mẹ cũng hạn chế chơi đùa với trẻ lúc trẻ đang bú khiến trẻ cười gây sặc.

Minh Hoa (t/h theo VnExpress, VietNamNet)

Cứu sống em bé có nội tạng chui lên lồng ngực

Thứ 4, 20/10/2021 | 20:20
Sau một thời gian được chăm sóc đặc biệt, bé đã tự thở, chức năng tim bình thường, tỉnh táo, nhanh nhẹn và bú mẹ hoàn toàn.

Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch vị tá tràng hiếm gặp nguy kịch

Thứ 4, 13/10/2021 | 11:35
Một bệnh nhân bị vỡ phình động mạch vị tá tràng hiếm gặp, vừa được ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ kịp thời can thiệp cứu sống.

Phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị cây gỗ găm lún vào sọ

Chủ nhật, 10/10/2021 | 10:42
Sau hơn 1 giờ đồng hồ phẫu thuật, các bác sĩ lấy cây gỗ kích thước 2x6cm găm lún vào sọ trán phải của bệnh nhân.

Khâu nối mạch máu không cần kim chỉ cứu sống bàn tay bị đứt lìa

Thứ 6, 08/10/2021 | 16:55
Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ xuyên đêm phối hợp cứu sống bàn tay bị đứt lìa của nam bệnh nhân 17 tuổi.
Cùng chuyên mục

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Lão nông dân thu tiền tỷ nhờ nuôi con "thủy quái" được cánh đàn ông săn lùng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:30
Nhờ nuôi con "thủy quái" là đặc sản được nhiều người Việt, đặc biệt là cánh đàn ông săn lùng, đã giúp kinh tế nhiều gia đình khá giả, doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

Đồng Nai: Chuyển đổi số ngành y để phục vụ người dân tốt hơn

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:01
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.

Tin tức Đời sống 25/4: Cắt môi hình trái tim, cô gái nhận cái "kết đắng"

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:02
Cập nhật tin tức đời sống ngày 25/4: Bất ngờ nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ; Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng...

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.