Bí ẩn những biến tấu tàn độc của vũ khí sinh học

Bí ẩn những biến tấu tàn độc của vũ khí sinh học

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Một lúc nào đó, vì những mục đích nhất định như quyền lợi chính trị hoặc lợi ích kinh tế, con người quay sang tìm một vũ khí hay phương thức mới chỉ để hủy diệt lẫn nhau. Đó cũng là lúc vũ khí sinh học ra đời.

Chiến tranh sinh học và sự tàn độc lặng lẽ

Có thể bạn từng nghĩ vũ khí sinh học gắn liền với các ống nghiệm sặc sỡ và phòng thí nghiệm vô trùngå. Tuy nhiên loại vũ khí này trong lịch sử lại được sử dụng một cách khá trần tục: Một gã lang thang với những chiếc túi đựng đầy những con bọ chét mang mầm bệnh dịch hạch hoặc thậm chí chỉ là một tấm chăn đơn giản trong suốt chiến tranh giữa đế quốc Pháp và quân đội Anh để giành quyền kiểm soát Bắc Mỹ năm 1763 là một ví dụ.

Xã hội - Bí ẩn những biến tấu tàn độc của vũ khí sinh học

Những nạn nhân của một cuộc chiến tranh sinh học trong quá khứ

Theo lệnh của trung tá Sir Jeffrey Amherst, quân đội Anh phân phát những chiếc chăn có ủ bệnh đậu mùa vào các bộ lạc da đỏ Mỹ tại Ottawa. Những cư dân bản địa Mỹ đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh vì không giống những kẻ xâm lược đến từ châu Âu, họ chưa từng đối mặt với bệnh Đậu mùa và không có bất kỳ một miễn dịch nào với nó. Kết quả là căn bệnh đã càn quét và gần như xóa sạch dân số các bộ lạc.

Một mầm bệnh chết người khác từng gây sóng gió cho thế giới những năm 1970 là vi-rut sốt xuất huyết do siêu vi Ebola. Khi căn bệnh này lây lan với tốc độ chóng mặt qua Zaire và Sudan, nó đã giết chết hàng trăm người. Trong những thập kỷ sau đó, vi-rut vẫn tiếp tục duy trì danh tiếng của nó bằng một đợt bùng phát trên khắp lục địa đen và chứng tỏ loại sinh vật này dễ bốc hơi ngay cả khi nằm trong tầm kiểm soát. Kể từ khi phát hiện ra nó, không ít hơn bảy lần dịch bệnh này đã bùng phát trở lại ở các bệnh viện và phòng thí nghiệm ở châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ. Từ Ebola gần như đồng nghĩa với khủng bố và cái chết mặc dù chỉ mới biết đến trong một vài thập kỷ gần đây.

Lùi về cách đó khoảng 3 thế kỷ sẽ là sự hủy diệt của Cái chết đen, thứ đã hủy diệt phần nửa dân số châu Âu thế kỷ 14, một thước phim kinh dị mà tiếng vọng của nó đến tận ngày nay vẫn còn làm người ta nổi da gà. Nhiều học giả hiện đại suy đoán rằng đại dịch số 1 thế giới này có thể thực sự là bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên chính khái niệm dịch bệnh lại mở ra một nghi ngờ khác lớn hơn rằng đây là cuộc tấn công sinh học có chủ ý. Ngày nay, dịch hạch thậm chí còn có thể sử dụng làm vũ khí dưới dạng phun, tuy nhiên cách thức nông dân nhất là thả bọ chét vẫn khá hữu hiệu nếu bạn không đáp ứng được công nghệ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là năm 1941, một dịch bệnh với tốc độ lan khủng khiếp xuất hiện ở Liên Xô, làm nhiễm bệnh 10.000 người, con số này tăng vọt tới 100.000 người trong thời gian Đức bao vây Stalingrad. Nhà nghiên cứu về vũ khí sinh học thuộc Liên Xô cũ là Ken Alibek cho rằng đây là cuộc tấn công có chủ ý, ông ta hứa sẽ giúp phát triển 1 chủng vắc-xin chống lại bệnh này trước khi chuồn sang Hoa Kỳ.

Trong năm 2001, một bức thư chứa bột trắng gây tò mò được gửi tới văn phòng Thượng Viện Hoa Kỳ và các phương tiện truyền thông. Khi tin đồn rằng những bức thư này chứa, bào tử vi khuẩn chết người Bacillus antharacis được tung ra, hoảng loạn đã xảy đến ngay sau đó. Những bức thư chứa mầm bệnh than đã tấn công 22 người và làm tử vong 5 người trong số đó. Bảy năm sau FBI đã thu hẹp diện điều tra tập trung vào một nhà khoa học về bệnh than của Chính phủ tên là Bruce Ivan, người đã tự tử trước khi vụ án kết thúc.

Virus thể khảm, tương lai hay hiểm họa ?

Bệnh dịch hạch, bệnh than, bệnh đậu mùa và đủ thứ bệnh khác, chúng sinh ra không phải để giết chết bạn. Tất cả những mầm độc mà chúng tạo nên đơn giản chỉ là một sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi các nhà khoa học can thiệp vào kết cấu di truyền của những sinh vật này? Những thứ kinh khủng hơn có thể đến với cuộc sống của chúng ta khi loài người đuổi theo ham muốn vô tận muốn thay đổi thế giới cho riêng họ. Thật không may, việc tạo ra những dạng sống này hoàn toàn không chỉ là một trang xé ra từ cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng - nó thực sự đã và đang xảy ra.

Trong thần thoại Hy Lạp và La Mã, Chimera là quái vật đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử ngáo ộp. Những nghệ sĩ cuối thời trung cổ thường sử dụng sinh vật này làm một biểu tượng cho tính phức tạp của cái ác. Trong khoa học di truyền hiện đại, một sinh vật Chimera hay thể khảm là một dạng thức sống được cấy ghép gen từ một loài khác. Với cùng một phương thức, một cái tên, bạn không thể không cho rằng một ai đó hay một quốc gia nào đó đang ngấm ngầm sử dụng chúng cho một mục đích bất chính. May mắn thay, việc gia tăng hiểu biết về di truyền học cũng giúp con người tạo nên những phát minh có lợi. Điển hình là sự kết hợp điên rồ giữa virus cảm lạnh thông thường với virus bại liệt có thể giúp chữa khỏi bệnh ung thư não.

Nhưng khi chiến tranh vẫn tiếp tục song hành cùng lịch sử nhân loại, sự lạm dụng của khoa học là không thể tránh khỏi. Các nhà di truyền học đã phát hiện ra phương tiện để tăng sát thương của vũ khí sinh học như bệnh đậu mùa và bệnh than bằng cách tinh chỉnh cấu trúc di truyền của chúng. Việc kết hợp gen, các nhà khoa học trên lý thuyết có thể tạo ra một loại virus gây ra hai bệnh cùng một lúc. Trong cuối những năm 1980, Dự án Chimera của Liên Xô đã nghiên cứu tính khả thi của việc kết hợp bệnh đậu mùa và Ebola vào một virus siêu phá hoại.

Một kịch bản cho cơn ác mộng khác liên quan đến dòng virus chỉ hoạt động khi được kích hoạt. Những loại này sẽ nằm im không hoạt động trong một thời gian dài cho tới khi chúng được kích hoạt bởi tác nhân kích thích nhất định. Một loại khác thì cần 2 thành phần mời hoạt động hiệu quả. Hãy tưởng tượng một ngày độc tố botulinum, khi kết hợp với các thuốc giải độc botulinum, chỉ trở nên nguy hiểm hơn do một cuộc tấn công sinh học sử dụng thể khảm. Một cuộc tấn công sinh học như vậy sẽ không chỉ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn mà còn làm xói mòn lòng tin của công chúng vào các sáng kiến y tế, nhân viên cứu trợ và phản ứng của chính phủ trong việc để dịch bệnh bùng phát.

Chiến tranh sinh học có từ thời cổ đại

Việc sử dụng vũ khí sinh học có từ thời cổ đại. Ngay từ năm 1500 trước Công nguyên, người Hittite thuộc dân tộc Anotolia ở vùng Tiểu Á đã nhận thức được sức mạnh của các chứng bệnh truyền nhiễm và cài những con bệnh thí mạng vào lòng địch. Quân đội thời kỳ này cũng hiểu biết khá rõ về khả năng công phá của vũ khí sinh học đã phóng các xác chết bị bệnh vào pháo đài bị bao vây và vào giếng kẻ thù để làm nhiễm độc nguồn nước. Một số nhà sử học thậm chí còn lập luận rằng 10 bệnh dịch mà Kinh Thánh Moses gọi là chống lại người Ai Cập có thể đã bị một chiến dịch chiến tranh bằng vũ khí sinh học chứ không phải là hành vi trả đũa của Chúa trời.

Việc bóc tách, tinh chỉnh cấu trúc di truyền của một cơ thể sống trong thế kỷ 20 đã mang đến tiềm năng to lớn giúp con người xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn hoặc ngược lại, phá hủy tất cả những gì chúng ta đang có, kể cả mạng sống.

Minh Nguyệt