Bí mật đằng sau ấm trà nhỏ bé nhưng có giá bằng cả căn biệt thự

Thứ 6, 07/04/2023 05:25

Ấm trà nào tốt nhất để pha trà? Nhiều người yêu trà lâu năm có thể cho bạn câu trả lời tương tự: một ấm trà tử sa Yixing của Trung Quốc.

Những chiếc ấm nhỏ màu đất không tráng men này thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, những đường chạm khắc tinh xảo cũng rất hấp dẫn. Tuy nhiên, giá của một ấm trà tử sa Yixing thường bằng cả một tài sản khổng lồ.

Tử sa là nguyên liệu để làm ra chiếc ấm này. Mặc dù tử sa có nghĩa là cát tím trong tiếng Trung, nhưng nguyên liệu thô này không phải là một loại cát hay đất tự nhiên mà là một loại khoáng chất đặc biệt.

Loại khoáng chất này đã sớm được tìm thấy và sử dụng tại Nghi Hưng, Giang Tô, Trung Quốc, vì vậy một ấm trà tử sa được làm từ nguyên liệu khai thác tại nơi này được coi là chiếc ấm nguyên bản nhất. Tất nhiên, loại khoáng sản này không chỉ có ở Nghi Hưng mà còn phân bố rộng rãi ở vùng Trường Hưng, Chiết Giang, thậm chí còn tìm thấy trữ lượng dồi dào ở tận Đông Bắc Trung Quốc.

img

Đồ gốm thường được nung bằng đất sét tự nhiên, đồ gốm tử sa Yixing đặc biệt hơn nhiều. Sau khi các khoáng chất được khai thác, những người thợ gốm cần phải phơi chúng dưới trời nắng và nghiền chúng thành bột, sau đó biến chúng thành dạng đất sét. Những khối đất sét này cũng cần được lưu trữ trong một thời gian sau đó mới có thể làm đồ gốm sứ.

Nguyên liệu thô độc đáo mang đến cho ấm tử sa một lợi thế mà các đồ gốm sứ khác không có, đó là giữ được mùi thơm rất lâu. Vì vậy, ngoài dùng làm ấm trà, Tử sa còn được dùng để làm chén uống trà Gaiwan.

Trong quá trình nung, khí được tạo ra trong đất sét sau đó hình thành các bong bóng có kích thước khác nhau. Một số trong số những bong bóng đó kết nối lại với nhau và tạo thành các đường vân trong ấm trà. Sau khi nguội đi, có rất nhiều lỗ nhỏ bên trong được hình thành.

Khi chúng ta pha trà nóng bằng ấm tử sa, một ít hơi thoát ra từ những chiếc lỗ này. Nhưng do sức căng bề mặt, nước sẽ không bị rò rỉ. Do đó, áp suất không khí bên trong luôn ở mức cân bằng mong manh; nó sẽ không làm lá trà bị quá chín hoặc hạ nhiệt độ xuống quá nhanh.

Ngày nay, những chiếc ấm tử sa vẫn được áp dụng các kỹ thuật nguyên bản vốn được sử dụng ở Trung Quốc từ thế kỷ 14. Một ấm trà tử sa phổ thông có giá khoảng 150 USD, nhưng những chiếc được làm cầu kỳ có thể lên đến 90.000 USD (khoảng 2 tỷ VND).

Khoáng chất làm ra loại ấm rất khó phục hồi. Sẽ mất nhiều thời gian và công việc khai thác cũng sẽ gây ra một số thiệt hại cho môi trường địa chất. Tháng 4 năm 2005 – tháng 6 năm 2010, chính quyền Nghi Hưng từng cấm công việc khai thác trên núi Hoàng Long và thực hiện các kế hoạch khai thác theo lịch trình sau khi dừng lệnh cấm. Kết quả là, nguyên liệu thô chất lượng cao càng trở nên khan hiếm và chi phí tăng lên rất nhiều lần.

Huy Nguyễn (Theo BI, LasTea)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.